Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Vy

1. Trong các từ ghép sau đây: tướng tá, ăn nói, đi đứng, binh lính, giang sơn, ăn uống, đất nước, quần áo, vui tươi, sửa chữa, chờ đợi, hát hò từ nào có thể đổi trật tự giữa các tiếng? Vì sao?

2. So sánh nghĩa của từng tiếng trong nhóm các từ ghép sau đây:

a, sửa chữa, đợi chờ, trông nom, tìm kiếm, giảng dạy

b, gang thép, lắp ghép, tươi sáng

c, trên dưới, buồn vui, đêm ngày, nhỏ to, sống chết

3. Giải thích nghĩa của từ ghép in đậm trong các câu:

a, Mọi người phải cùng nhau gánh vác việc chung.

b, Đất nước ta đang trên đà thay da đổi thịt.

c, Bà con lối xóm ăn ở với nhau rất hòa thuận.

d, Chị Võ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.

4. So sánh nghĩa các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của tiếng tạo nên chúng.

5. Sắp xếp các từ sau đây vào 2 nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.

Thảo Phương
21 tháng 9 2018 lúc 13:40

Bài 2:

a)Các tiếng trong từ ghép cùng nghĩa

b)Các tiếng trong từ ghép gần nghĩa

c)Các tiếng trong từ ghép trái nghĩa

Bài 1:

các từ ghép có thể đổi trật tự giữa các tiếng việt là

+ đi đứng →→đứng đi

+ ăn uống →→uống ăn

+ quần áo→→ áo quần

+ vui tươi →→tươi vui

+ chờ đợi →→đợi chờ

Vì các ghép trên khi đội trật tự giữa các từ tiếng việt thì vẫn giữ nguyên nghĩa như các từ ghép ban đầu

Bài 3:- gánh vác: gánh lấy những việc khó khăn nặng nề.
- đất nước: phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó .
- ăn ở: cư xử, đối xử trong đời sống.
- sắt đá: cứng cỏi, kiên quyết đến mức không gì lay chuyển được .

Bài 4: - Hai từ "mát tay", "nóng lòng" ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác ( mát, nóng ) với hai danh từ ( tay, lòng ), khi ghép lại, hai từ này có ý nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng.
+ Mát tay : chỉ những người dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc.
+ Nóng lòng : chỉ trạng thái, tâm trạng của con người rất mong muốn được biết hay được làm điều gì đó
- Các từ "gang" và "thép" vốn là các danh từ chỉ vật, nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang ý nghĩa là phẩm chất của con người.
- Các từ "tay" và "chân" cũng vậy, chúng vốn là những danh từ dùng để chỉ bộ phận trên cơ thể người nhưng khi ghép lại, chúng trở thành 1 từ chỉ 1 loại đố tượng người.

Bài 5:Hỏi đáp Ngữ văn


Các câu hỏi tương tự
Quỳnh như Đặng thị
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Thanh
Xem chi tiết
trần minh thu
Xem chi tiết
Linh Dan Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết