Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kudo Shinichi

1, Tìm \(n\in N\) * để: \(A=2016n+3\)là lập phương của một số tự nhiên.

2, Tìm \(a,b,c\in N\)* sao cho: \(A=\dfrac{\left(ab-1\right)\left(bc-1\right)\left(ac-1\right)}{abc}\in Z\)

3, Tìm \(a,b,c\in Z\) biết:

\(\left|a-b\right|+\left|b-c\right|+\left|a-c\right|=2017^{2018}\)

4, Tìm \(n\in N\) để:

a) \(A=n^4+n^2+1\) là số nguyên tố.

b) \(B=n^4+4^n\) là số nguyên tố.

Akai Haruma
18 tháng 12 2017 lúc 11:05

Câu 1:

Ta sẽ chỉ ra rằng một số lập phương \(a^3\) chia 7 chỉ có thể có dư là 0,1,6

Thật vậy:

Nếu \(a\equiv 0\pmod 7\Rightarrow a^3\equiv 0\pmod 7\)

Nếu \(a\equiv 1\pmod 7\Rightarrow a^3\equiv 1\pmod 7\)

Nếu \(a\equiv 2\mod 7\Rightarrow a^3\equiv 2^3\equiv 1\pmod 7\)

Nếu \(a\equiv 3\pmod 7\Rightarrow a^3\equiv 3^3\equiv 6\pmod 7\)

Nếu \(a\equiv 4\pmod 7\Rightarrow a^3\equiv 4^3\equiv 1\pmod 7\)

Nếu \(a\equiv 5\pmod 7\Rightarrow a^3\equiv 5^3\equiv 6\pmod 7\)

Nếu \(a\equiv 6\pmod 7\Rightarrow a^3\equiv 6^3\equiv (-1)^3\equiv 6\pmod 7\)

Do đó một số lập phương chia cho 7 luôn có dư là 0,1,6

Mà \(2016n+3=7.288n+3\) chia 7 dư 3

Do đó A không thể là số lập phương với mọi n

Vậy không tồn tại n thỏa mãn.

Akai Haruma
18 tháng 12 2017 lúc 12:46

Bài 2:

Không mất tính tổng quát giả sử \(a\geq b\geq c\)

Để A là số nguyên thì \((ab-1)(bc-1)(ca-1)\vdots abc\)

\(\Leftrightarrow (ab^2c-ab-bc+1)(ac-1)\vdots abc\)

\(\Leftrightarrow a^2b^2c^2-abc(a+b+c)+ab+bc+ac-1\vdots abc\)

\(\Leftrightarrow ab+bc+ac-1\vdots abc\)

Đặt \(ab+bc+ac-1=kabc\Rightarrow k=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}-\frac{1}{abc}< \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\leq 1+1+1\)

\(\Leftrightarrow k< 3\Rightarrow k\in\left\{1;2\right\}\)

TH1 : $k=1$

Thay vào : \(ab+bc+ac-1=abc\Leftrightarrow 1=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}-\frac{1}{abc}\)

Theo giả sử suy ra \(\frac{1}{a}\leq \frac{1}{b}\leq \frac{1}{c}\)

\(\Rightarrow 1\leq \frac{3}{c}-\frac{1}{abc}< \frac{3}{c}\Rightarrow c<3 \Rightarrow c\in\left\{1;2\right\}\)

+) \(c=1\Rightarrow ab+a+b-1=ab\Leftrightarrow a+b=1\) (vô lý vì \(a\geq b\geq 1\) )

+) \(c=2\Rightarrow ab+2a+2b-1=2ab\Leftrightarrow 2a+2b-1=ab\)

\(\Leftrightarrow (a-2)(b-2)=3\) (1)

Vì \(a\geq b\geq c\geq 2\Rightarrow a-2\geq b-2\geq 0\) (2)

(1),(2) suy ra \(\left\{\begin{matrix} a-2=3\\ b-2=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=5\\ b=3\end{matrix}\right.\)(thỏa mãn)

TH2: $k=2$

Thay vào: \(ab+bc+ac-1=2abc\Leftrightarrow 2=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}-\frac{1}{abc}\)

\(\Rightarrow 2\leq \frac{3}{c}-\frac{1}{abc}< \frac{3}{c}\Rightarrow c< \frac{3}{2}\)

Do đó \(c=1\Rightarrow ab+a+b-1=2ab\)

\(\Leftrightarrow a+b-1=ab\Leftrightarrow (a-1)(b-1)=0\)

+) Nếu \(a=1\Rightarrow b\leq a=1\Rightarrow b=1\)

+) Nếu $b=1$ thì $a$ là số tự nhiên tùy ý lớn hơn hoặc bằng 1

Vậy \((a,b,c)=(5;3;2)\) và hoán vị, hoặc \((a,b,c)=(k,1,1)\) và hoán vị với \(k\in\mathbb{N}^*\) tùy ý.

 

 

Akai Haruma
18 tháng 12 2017 lúc 12:52

Bài 3:

Không mất tính tổng quát giả sử \(a\geq b\geq c\)

Khi đó:

\(|a-b|+|b-c|+|c-a|=2017^{2018}\)

\(\Leftrightarrow a-b+b-c+(a-c)=2017^{2018}\)

\(\Leftrightarrow 2(a-c)=2017^{2018}\)

Vế trái có chứa thừa số 2 nên là số chẵn. Vế phải là một số lẻ

Do đó PT vô nghiệm

Vậy không tồn tại bộ (a,b,c) thỏa mãn.

Akai Haruma
18 tháng 12 2017 lúc 13:40

Bài 4:

a)

Ta có: \(A=n^4+n^2+1=n^4+2n^2+1-n^2\)

\(=(n^2+1)^2-n^2=(n^2+n+1)(n^2-n+1)\)

Để A là số nguyên tố thì buộc 1 trong hai thừa số \(n^2+n+1, n^2-n+1\) bằng 1, số còn lại là số nguyên tố.

Với \(n=0\Rightarrow A=1\not\in\mathbb{P}\). Với \(n\geq 1\) thì \(n^2+n+1> n^2-n+1\)

Do đó \(n^2-n+1=1\Leftrightarrow n(n-1)=0\Rightarrow n=1\)

Thử lại thấy A=3 là sô nguyên tố (thỏa mãn)

b)

Ta có:

\(B=n^4+4^n=(n^2+2^n)^2-2^{n+1}n^2\)

TH1: n chẵn thì B chẵn. n=0 thì B=1 không phải số nguyên tố. \(n\geq 2\Rightarrow B> 2\). Một số chẵn và lớn hơn 2 không thể là số nguyên tố

TH2: n lẻ thì n+1 chẵn.

Đặt \(n+1=2k\Rightarrow B=(n^2+2^n-2^{k}n)(n^2+2^n+2^kn)\)

Để B là sô nguyên tố thì buộc một trong hai thừa số của nó phải bằng 1 và số còn lại là số nguyên tố.

Thấy rằng \(n^2+2^n-2^kn< n^2+2^n+2^{k}n\) nên

\(n^2+2^n-2^kn=1\)

\(\Leftrightarrow (2k-1)^2+2^{2k-1}-2^k(2k-1)-1=0\)

\(\Leftrightarrow 4k(k-1)+2^{2k-1}-2^k(2k-1)=0\)

\(\Rightarrow 2^k[2^{k-1}-(2k-1)]=4k(1-k)\leq 0\) (do $k\geq 1$)

\(\Rightarrow 2^{k-1}\leq 2k-1\)(*)

+ k=1 (thỏa mãn *) thì n=1. Thu được B=5 là số nguyên tố (tm)

+ k=2 (thỏa mãn *) thì n=3. Thu được B=145 không phải số nguyên tố

+ k=3 (thỏa mãn *) thì n=5. Thu được B=1649 không phải số nguyên tố.

+Xét \(k\geq 4\). Ta sẽ cm với những giá trị lớn hơn 4 thì \(2^{k-1}> 2k-1\), tức là (*) không thỏa mãn.

Thật vậy. Quy nạp Giả sử khẳng định trên đúng đến \(k=t\) tức là \(2^{t-1}> 2t-1\)

Ta sẽ cm nó cũng đúng với k=t+1

Có: \(2^{t+1-1}=2^t>(2t-1)2=4t-2=2t+2t-2>2(t+1)-1\) do t> 4

Vậy khẳng định đúng với mọi \(k\geq 4\). Vậy với $k\geq 4$ thì (*) không thỏa mãn nên loại

Vậy n=1


Các câu hỏi tương tự
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Long
Xem chi tiết
Jin Yi Hae
Xem chi tiết
crewmate
Xem chi tiết
Húc Phượng - Cẩm Mịch
Xem chi tiết
Xem chi tiết
nguyễn
Xem chi tiết
Lê Hoàng Như Quỳnh
Xem chi tiết
* L~O~V~E * S~N~O~W *
Xem chi tiết