Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Ôn tập toán 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
marian

1) Thế nào là hai số đối nhau? Cho ví dụ?

2) Thế nào là hai số nghịch đảo? Cho ví dụ?

3) Phát biểu quy tắc và viết dưới dạng tổng quát của phép công hai phân số

a) Cùng mẫu b) Khác mẫu

4) Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của:

a) Phép trừ hai phân số

b) Phép nhân hai phân số

c) Phép nhân hai phân số

5) Phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất của phép cộng và phép nhân hai phân số.

Quìn
26 tháng 3 2017 lúc 12:33

2) Thế nào là hai số nghịch đảo? Cho ví dụ?

Hai số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích chúng bằng 1.

Ví dụ: \(\dfrac{1}{7}\) là số nghịch đảo của \(7\) (\(\dfrac{1}{7}\)\(7\) là hai số nghịch đảo của nhau)

3) Phát biểu quy tắc và viết dưới dạng tổng quát của phép công hai phân số

a) Cùng mẫu

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu.
\(\dfrac{a}{m}+\dfrac{b}{m}=\dfrac{a+b}{m}\)

b) Khác mẫu

Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung.

4) Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của:

a) Phép trừ hai phân số

Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta cộng số bị trừ với số đối của số trừ

\(\dfrac{a}{b}-\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}+\left(-\dfrac{c}{d}\right)\)

b) Phép nhân hai phân số

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau

\(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}\)

c) Phép chia(?) hai phân số

Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia.

\(\dfrac{a}{b}:\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c}=\dfrac{a.d}{b.c};\) \(a:\dfrac{c}{d}=a.\dfrac{d}{c}=\dfrac{a.d}{c}\left(c\ne0\right)\)

5) Phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất của phép cộng và phép nhân hai phân số.

Phép cộng:

a) Tính chất giao hoán: \(\dfrac{a}{b}+\dfrac{c}{d}=\dfrac{c}{d}+\dfrac{a}{b}\)

b) Tính chất kết hợp: \(\left(\dfrac{a}{b}+\dfrac{c}{d}\right)+\dfrac{p}{q}=\dfrac{a}{b}+\left(\dfrac{c}{d}+\dfrac{p}{q}\right)\)

c) Cộng với số 0: \(\dfrac{a}{b}+0=0+\dfrac{a}{b}=\dfrac{a}{b}\)

Phép nhân:

a) Tính chất giao hoán: \(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{c}{d}.\dfrac{a}{b}\)

b) Tính chất kết hợp: \(\left(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}\right).\dfrac{p}{q}=\dfrac{a}{b}.\left(\dfrac{c}{d}.\dfrac{p}{q}\right)\)

c) Nhân với số 1: \(\dfrac{a}{b}.1=1.\dfrac{a}{b}=\dfrac{a}{b}\)

d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

\(\dfrac{a}{b}.\left(\dfrac{c}{d}+\dfrac{p}{q}\right)=\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}+\dfrac{a}{b}.\dfrac{p}{q}\)

Quìn
25 tháng 3 2017 lúc 12:06

1) Thế nào là hai số đối nhau? Cho ví dụ?

Hai số được gọi là đối nhau khi tổng của chúng bằng 0
Số đối của \(a\) kí hiệu là \(-a\)
Ví dụ: \(5+\left(-5\right)=0\)

Văn Minh Kiệt
23 tháng 4 2018 lúc 20:52

3. Phép cộng phân số

a,Cùng mẫu số: Ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số

b,Khác mẫu số: Ta quy đồng mãu số rồi cộng như trên


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Phương My
Xem chi tiết
Leona
Xem chi tiết
Diệp Alesa
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
Xem chi tiết
Sakura Linh
Xem chi tiết
Công Tử Họ Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Thảo Nguyên
Xem chi tiết