1: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao ?
2: Giải thích vì sao quá bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần ?
3: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? Hãy giải thích?
4:Tại sao các chất trong đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt ?
5:Lấy một cốc nước đã đầy và một thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thia muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. hãy giải thích vì sao?
6:Tại sao nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ?
7:Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng không ? vì sao ?
1/ Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giửa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường. Chính vì vậy mà nước đường có vị ngọt đều.
Câu 6:
Vì:
+Thứ nhất, các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước.
+Thứ hai, các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không nổi lên và thoát ra khỏi nước.
2/Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su,giữa các phân tử này có khoảng cách.Các phân tử khí có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần
3/ Giữa phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí có thể đứg xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước chính vì vậy mà cá có thể sống được trong nước.
4/ Các chất trong đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt Vì các hạt vật chất rất nhỏ, mắt thường không thể phân biệt được.
5/Khi hòa tan muối vào nước, các phân tử muối có thể xen kẽ vào giữa các phân tử nước làm cho thể tích hỗn hợp nước muối tăng lên không đáng kể nên nước không bị tràn ra.
7/ Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn vì khi tăng nhiệt độ thì các phân tử, nguyên tử chuyện động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn nhau nhanh hơn.
2
Vì giữa các nguyên tử của quả bóng có khoảng cách, do đó các phân tử không khí đã len vào khoảng cách giữa các nguyên tử của quả bóng rồi dần thoát ra ngoài nên quả bóng ngày một xẹp dần.
3
Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước.
4
Vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng vì thế ta cứ tưởng các chất liền như 1 khối.
5
Vì giữa các phân tử nước và phân tử muối ăn có khoảng cách nên các phân tử nước và muối sẽ len lỏi vào những khoảng trống đó nên thể tích của hỗn hợp sẽ không tăng lên so với thể tích của cốc nước ban đầu nên nước không bị tràn ra ngoài.