1. Người ta thường đem li thủy tinh đi luộc trước khi sử dụng vì làm như vậy sẽ giúp li quen với nhiệt độ cao, cả mặt trong và mặt ngoài đều tiếp xúc với nước nóng.
2. Khi đổ nước sôi vào 2 li thủy tinh, 1 có thành dày, 1 có thành mỏng thì li có thành dày sẽ dễ vỡ hơn vì khi đổ nước nóng vào thì mặt trong của li dày sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ của nước nên sẽ dãn nở, trong khi mặt ngoài chưa kịp nóng lên, 2 mặt dãn nở không đồng đều khiến ki bị vỡ.
Còn li có thành mỏng, khi ta đổ nước nóng vào thì nhiệt độ sẽ làm nóng cả 2 mặt cùng lúc, 2 mặt dãn nở đồng đều nên không xảy ra hiện tượng vỡ li.
2. Khi đổ nước sôi vào trong 2 cốc thủy tinh, 1 cốc dày và 1 cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Tại sao?
Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng trước, nở ra trong lúc đó mặt ngoài của cốc chưa nóng (vì thuỷ tinh dẫn nhiệt kém ) nên chúng chèn nhau và gây ra vỡ cốc.
Bài 1:Việc làm này sẽ giúp cốc thủy tinh quen với sự tăng nhiệt, giúp giãn nở đều và không bị vỡ khi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Bài 2: cốc dày dễ vỡ hơn vì khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong đẩy ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cũng nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.