Cốc dày sẽ dễ vỡ hơn. Khi rót bình nước nóng vào cốc dày, phần trong cốc tiếp xúc với nước nóng sẽ nóng lên và nở ra nhưng phần ngoài cốc thì không như vậy, nó chỉ được truyền nhiệt từ phần trong của cốc ra. Chính vì thế nên phần ngoài cốc dãn nở chậm hơn phía trong. Đến một lúc nào đó, phía trong cốc nở ra nhưng bên ngoài vẫn chưa nở kịp để chứa phần trong, cốc sẽ vỡ. Còn đối với cốc mỏng, vì cốc mỏng nên sự truyền nhiệt từ trong cốc ra ngoài nhanh hơn, tốc độ giãn nở chênh lệch không đáng kể => khó bị vỡ
Khi rót nước vào cốc, nhiệt độ ở mặt trong của cốc sẽ tăng lên ----> mặt trong nở ra. Nếu vỏ cốc thủy tinh càng dày thì mặt ngoài sẽ càng nhận được nhiệt lâu hơn ----> càng nở ra chậm hơn nhiều ---> mặt trong và mặt ngoài cốc càng nở ko đồng đều ---> cốc thủy tinh càng dày càng dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng.
Cách khắc phục:
- Để thìa làm từ những nguyên liệu dẫn nhiệt tốt vào trong cốc----> thìa sẽ nhận nhiệt bớt cho nhiệt độ trong cốc giảm.
(- Cho đá vào cốc)