1) Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
2) Tại sao chỗ nối của hai đầu thanh ray xe lửa bao giờ cũng có khe hở?
3) Một viên bi bằng thủy tinh bị mắc kẹt trong một vòng tròn bằng sắt. Có thể nhúng cả viên bi và vòng sắt vào nước nóng để lấy viên bi ra được không? Giải thích?
4) Tại sao đinh vít bằng sắt có ống bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng?
5) Tại sao không nên để bình ga ở những nơi có nhiệt độ cao?
6) Tại sao khi để xe đạp ngoài trời nắng gắt thường hay bị nổ lốp nếu bánh xe được bơm căng?
7) Tại sao sấy tóc thì làm cho tóc mau khô?
8) Tại sao khi lau nhà, để nền nhà mau khô ta thường bật quạt?
9) Tại sao khi uống nước đá, ta thường thấy có những hạt nước nhỏ lấm tấm bám bên ngoài thành ly?
10) Tại sao buổi sáng sớm ta thường thấy có những hạt sương đọng trên lá cây và buổi trưa thi không nhìn thấy nữa?
11) Bỏ vài cục nước đá vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian (phút) |
0 |
2 |
4 |
6 |
8 |
10 |
12 |
14 |
16 |
18 |
20 |
Nhiệt độ ( C) |
-6 |
-4 |
-2 |
0 |
0 |
0 |
2 |
9 |
14 |
18 |
20 |
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? Đoạn này có gì đặc biệt?
Bạn nào biết câu nào giúp mình nha, 1 câu thôi cũng được. Mai mình thi rồi, bạn nào giúp mình, mình cảm ơn nhiều
Trong khoảng thời gian từ phút thứ 6 đến phút thứ 10, nước đá đang trong quá trình chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng. Trong quá trình chuyển thể này thì nhiệt độ cục nước đá không thay đổi. Kết thúc quá trình chuyển thể này thì cục nước đá trở thành nước lỏng ở 0oC. Sau đó nước ở 0oC tiếp tục thu nhiệt và nóng lên.
Câu 1: Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì nước sẽ nở ra khi nóng lên. Nếu ta đổ nước đầy ấm, nước sẽ nóng lên và nở ra, gây tràn.
Câu 2: Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa có khe hở giữa hai thanh để khi trời nóng, các thanh ray nở dài ra chúng không " đội " lên nhau (không gây lực lớn làm hỏng đường ray).
Câu 4: Vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.
Câu 7: Khi sấy tóc là đã thổi vào tóc một luồng " gió nóng ", do đó nước dính trong tóc bay hơi càng nhanh làm cho tóc mau khô.
Câu 8: Để nước đọng trên sàn nhà bốc hơi nhanh cho sàn nhà mau khô.
1) Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Như chúng ta đã biết, khi nhiệt độ tăng thì thể tích của vật sẽ tăng. Lúc đun thì thể tích của cả ấm và nước sẽ tăng nhưng ấm sẽ tăng ít hơn nước vì ấm là chất rắn. Vì vậy khi đun không nên đổ nước quá đầy sẽ làm nước tràn ra ngoài vì thể tích ấm tăng không bằng thể tích nước tăng.
2) Tại sao chỗ nối của hai đầu thanh ray xe lửa bao giờ cũng có khe hở?
Đây là do hiện tượng sự nở tăng kích thước của vật rắn bạn ạ. Khi nhiệt độ tăng thì kích thước của vật rắn theo các phương đều tăng lên theo định luật của sự nở dài, nên thể tích của vật tăng lên. Đó là sự nở thể tích hay sự nở khối.
Vật rắn khi nở ra hay co lại đều tạo nên một lực khá lớn tác dụng lên vật khác tiếp xúc với nó. Do đố người ta phải chú ý đến sự nở vì nhiệt trong kỹ thuật.
Giữa hai thanh ray có khoảng cách là để tránh tác hại của sự nở vì nhiệt
Nếu giữa các thanh ray không có khe hở (hoặc khe hở nhỏ) khi nhiệt độ tăng cao (ma sát tàu chạy qua) sẽ gây tác hại khôn lường.
3) Một viên bi bằng thủy tinh bị mắc kẹt trong một vòng tròn bằng sắt. Có thể nhúng cả viên bi và vòng sắt vào nước nóng để lấy viên bi ra được không? Giải thích?
Cho quả cầu nhôm vào nước đá khiến nó bé lại sẽ dễ lấy hơn.
4) Tại sao đinh vít bằng sắt có ống bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng?
dựa vào bảng ở bài 18 sgk vật lí 6 cho thấy đồng dãn nở vì nhiệt nhìu hơn sắt (sắt:0.06 cm , đồng: 0.086cm) -> Tại sao đinh vít làm bằng sắt lại có ốc vít làm bằng đồng, bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi đem hơ nóng
5) Tại sao không nên để bình ga ở những nơi có nhiệt độ cao?
Trong bình ga chứa khí hoá lỏng nên khi để gần bếp, nhiệt độ cao khí trong bình ga nóng lên và bị nổ.
6) Tại sao khi để xe đạp ngoài trời nắng gắt thường hay bị nổ lốp nếu bánh xe được bơm căng?
C1:do bên ngoài trời nắng nên lốp cao su và không khí đều nở nhưng do sự nở vì nhiệt của chất rắn rất ít chất khí thì nở nhiều nên khí nở ra quá nhiều và lốp không thể chứa các không khí phồng ra dẫn đến việc nổ lốp.
7) Tại sao sấy tóc thì làm cho tóc mau khô?
Máy sấy thổi vào tóc 1 luồng không khí nóng nên nước trên tóc bay hơi nhanh làm tóc mau khô.
8) Tại sao khi lau nhà, để nền nhà mau khô ta thường bật quạt?
khi lau nhà, để nền nhà mau khô ta thường bật quạt để tốc độ bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn.
9) Tại sao khi uống nước đá, ta thường thấy có những hạt nước nhỏ lấm tấm bám bên ngoài thành ly?
Theo ngành khí tượng thì nhiệt độ môi trường khi hạ xuống thấp hơn nhiệt độ điểm sương sẽ xảy ra trường hợp này.
Nói chung đây là hiện tượng vật lý: nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước bão hoà cao. Khi nhiệt độ không khí giảm đi thì lượng hơi nước bão hoà giảm theo. Do nhiệt độ ở thành cốc thuỷ tinh giảm làm nhiệt độ quanh thành cốc giảm, lượng hơi nước bão hoà dư thừa ngưng đọng lại bám vào phía ngoài cốc.
10) Tại sao buổi sáng sớm ta thường thấy có những hạt sương đọng trên lá cây và buổi trưa thi không nhìn thấy nữa?
Khi trời tối nhiệt độ hạ xuống, hơi nước trong không khí gặp lạnh thì đọng lại thành những hạt sương và đậu trên lá. Buổi trưa nhiệt độ tăng lên, nước bốc hơi và những giọt sương sẽ tan biến hết.
11) Bỏ vài cục nước đá vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau đây:
Thời gian (phút) |
0 |
2 |
4 |
6 |
8 |
10 |
12 |
14 |
16 |
18 |
20 |
Nhiệt độ ( C) |
-6 |
-4 |
-2 |
0 |
0 |
0 |
2 |
9 |
14 |
18 |
20 |
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10? Đoạn này có gì đặc biệt?
từ phút thứ 6 đến phút thứ 10,nước đá trong quá trình ở thể rắn và lỏng.Trong quá trình này thì nhiệt độ đá ko thay đổi . Khi chuyển thể xong thì nước ở thể lỏng và có nhiệt độ là 0oC và khi nước thu nhiệt thì lại tiếp tục nóng lên.