1. Một nguồn S có công suất là P truyền đẳng hướng theo mọi phương. Mức cường độ âm tại một điểm cách nguồn S là 10 m là 106 dB. Cường độ âm tại một điểm cách S là 2 m là
A. 1 W/m2
B. 0,5 W/m2
C. 1,5 W/m2
D. 2 W/m2
nguồn S phát sóng âm truyền đi theo mọi hướng. có 2 điểm A và B nằm trên phương truyền sóng. mức cường độ âm tại A là La=50đb, tại B: Lb=30đb. cường độ âm chuẩn Io=10^-12 W/m^2. Xác định cường độ âm tại trung điểm C của AB
một nguồn S phát sóng âm đẳng hướng trong không gian. ba điểm S, A, B trên phương truyền sóng ( A, B cùng phía so với S và AB = 100m ) điểm M là trung điểm của AB và cách S 70m có mức cường độ âm là 60(dB) . biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s coi môi trường không hấp thụ âm( cường độ âm chuẩn Io= 10^-12 W/m^2). năng của sóng âm trong không gian giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S qua A và B là
A.36,2 mJ B.57,7mJ C.4,5mJ D.18,1mJ
Một loa phát thanh có công suất 1 W phát sóng cầu ra không gian. Tại điểm cách loa 1 m thì cường độ âm bằng bao nhiêu?
Ba điểm O, B, C thuộc nửa đường thẳng kẻ từ O. Tại O đặt một nguồn phát sóng âm đẳng hướng có công suất thay đổi. Khi công suất của nguồn âm là P1 thì mức cường độ âm tại B là 60 dB, tại C là 20 dB. Khi công suất nguồn âm là P2 thì mức cường độ âm tại C là 50 dB, còn mức cường độ âm tại B là
A.90 dB. B. 70 dB. C. 10 dB. D. 30 dB
tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy ( xem là nguồn điểm ) phát âm với công suất không đổi. từ bên ngoài một thiết bị xác định mức cường âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 0,4m/s^2 cho đến khi dừng lại tại N ( cổng nhà máy ) biết NO = 10m và mức cường độ âm ( do còi phát ra ) tại N lớn hơn mức cường độ am tại M là 20dB. cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị là:
Một người dùng búa gõ vào đường ray tại điểm M, tại điểm N một người áp tai vào
đường ray thì nghe thấy sau khi nghe thấy âm trong đường ray 1 phút thì mới nghe thấy
âm truyền đến trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s, tốc độ
truyền âm trong thép là 4200 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm M, N là
A. 22,2 km B. 51,6 km C. 18,8 km D. 35,3 km
Một nguồn phát sóng âm có dạng cầu đẳng hướng về mọi phía, môi trường không hấp thụ. Dùng một máy
đo người ta thấy độ to của âm tại điểm M gấp sáu lần độ to của âm chuẩn; độ to của âm tại điểm N gấp hai lần
độ to của âm chuẩn. Gọi khoảng cách từ M,N tới nguồn lần lượt là Rm và Rn thì ta có
A. Rn=10Rm B. Rn=100Rm C. Rm=100Rn D. Rm=10Rn
thầy giúp em với ạ.
Trên mặt thoáng của một khối chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 luôn dao động cùng pha cùng biên độ a; Trên mặt chất lỏng xuất hiện một hệ gợn lồi gồm một gợn thẳng cách đều S1 và S2 và 12 gợn lồi mỗi bên. Tần số dao động của các nguồn là f = 100Hz. Khoảng cách giữa hai gợn lồi ngoài cùng là 6cm. M1 và M2 là 2 điểm trên mặt thoáng: S1M1= 4,5cm , S1M1= 5,75cm ; S2M2= 7cm , S1M2= 5cm. Biên độ dao động tại M1 và M2 thoả mãn các mệnh đề nào sau đây:
A. Biên độ dao động tại M2= 2a, biên độ dao động tạ M2 bằng a.
B. Biên độ dao động tại M1 là 2a, biên độ dao động tại M2 triệt tiêu.
C. Biên độ dao động tại M1 triệt tiêu, biên độ dao động tại M2 cực đại.
D. Biên độ dao động tại M1 bằng a, biên độ dao động tại M2 bằng 2a