Ôn thi học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
VTKiet

1. Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức, nêu đơn vị các đại lượng tính công cơ học. Phát biểu định luật về công.

2. Công suất cho ta biết điều gì? Viết công thức tính công suất? Ý nghĩa  khi nói công suất của một máy là 2000W?

3. Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Kể tên và định nghĩa mỗi dạng của cơ năng? Mỗi dạng của cơ năng phụ thuộc yếu tố nào?

5. Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất?

6. Giữa nhiệt độ của vật và  chuyển động của các nguyên tử,  phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

7. Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao?

8. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách?

9. Có mấy cách truyền nhiệt? Định nghĩa mỗi cách truyền nhiệt và cho biết đó là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?

10. Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng có phải là một dạng năng lượng không? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun?

11. Nhiệt dung riêng là gì? Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là gì?

12. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức?

13. Phát biểu nguyên lí truyền nhiêt. Viết phương trình cân bằng nhiệt?

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 16:46

1. Công cơ học có khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.

Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vài vật và quãng đường vật di chuyển.

Công thức tính công:\(A=F.s\left(P.h\right)\)

Trong đó: \(F\) là lực tác dụng vào vật (N)

                \(s\) là quãng đường vật di chuyển(m)

                \(P\) là trọng lực (N)

                \(h\) là độ cao của vật so với vật mốc (m)

                \(A\) là công cơ học(\(J\))

Định luật về công: không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhêu lần về đường đi và ngược lại.

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:04

3. Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng

Cơ năng gồm 2 dạng:

_Động năng: cơ năng của vật do có chuyển động mà có gọi là độ năng

-Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn

_Thế năng:

+Thế năng trọng trường: cơ năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với vật một vị trí khác để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.

Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn

+Thế năng đàn hồi: cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi

Vật biến dạng càng nhiều thì thế năng đàn hồi của vật càng lớn

HT.Phong (9A5)
26 tháng 4 2023 lúc 16:42

Chia ra từng bài đăng từng lần nha bạn

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 16:53

2. Công suất cho ta biết công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất:℘\(=\dfrac{A}{t}\)

Trong đó: ℘ là công suất(W)

               \(A\) là công thực hiện được(\(J\))

               \(t\) là thời gian thực hiện công(giây)

Ý nghĩa khi nó công suất của máy là 2000W: nghĩa là công mà máy thực hiện được trong 1 giây là 2000\(J\).

 

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:08

5. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân từ. Giữa chúng có khoảng cách.

Đặc điểm:

_Các nguyên tử, phân từ cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng.

_Nhiệt độ càng cao các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:12

6. Nhiệt độ càng cao thì các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Nhiệt độ càng thấp thì các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm.

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:14

7. Nhiệt năng là tổng động năngcuar các phân tử cấu tạo nên vật.

Khi nhiệt độ giảm thì nhiệt năng của vật giảm. Vì nhiệt độ của vật tỉ lệ thuận với nhiệt năng của vật

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:18

8. Có hai cách thay đổi nhiệt năng:

Thực hiện công:

Ví dụ: ma sát đồng xu lên mặt bàn, động năng của vật chuyển hoá thành nhiệt năng.

Truyền nhiệt:

Ví dụ: khi phơi đồng xu ngoài trời nắng, mặt trời truyền nhiệt cho đồng xu.

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:25

9. Có 3 cách truyền nhiệt:

Định nghĩa:

Dẫn nhiệt: nhiệt năng truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.

Đối lưu: là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.

Bức xạ nhiệt: là sự truyền nhiệt bằng các tia đi thẳng.

Hình thức truyền nhiệt chủ yếu:

Dẫn nhiệt: chất rắn

Đối lưu: chất lỏng, chất khí.

Bức xạ nhiệt: Chân không.

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:29

10. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận được hay mất bới đi trong quá trình truyền nhiệt.

Nhiệt lượng là một loại năng lượng.

Bởi vi nhiệt lượng là một lạo năng lượng mà đơn vị của năng lượng là jun. Suy ra nhiệt lượng có đơn vị là jun.

 

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:36

11. Nhiệt dung riêng cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó nóng lên thêm 10C.

Nói nhiệt dung riêng của đồng là 360\(J/kg.K\) nghĩa là cần truyền nhiệt lượng cần truyền cho 1kg đòng nóng thêm 10C là 380\(J\)

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:38

12. Công thức tính nhiệt lượng: \(Q=m.c.\Delta t\)

Trong đó: \(Q\) là nhiệt lượng vật toả ra hoặc thu vào trong quá trình truyền nhiệt(\(J\))

               \(m\) là khối lượng của vật(kg)

               \(\Delta t\) là độ tăng nhiệt độ (0C)

乇尺尺のレ
26 tháng 4 2023 lúc 17:41

13. Nguyên lí truyền nhiệt:

+Nhiệt truyền từ vật coa nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn, cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì dừng lại.

+Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.

Phương trình cân bằng nhiệt:\(Q_{toảra}=Q_{thuvào}\)


Các câu hỏi tương tự
Nghiêm Quốc Khánh
Xem chi tiết
Tuan Thong Ngo
Xem chi tiết
hg gh
Xem chi tiết
THƯ TRẦN
Xem chi tiết
Ha Dam thi
Xem chi tiết
Huyền Trâm
Xem chi tiết
Trần Ngọc Anh
Xem chi tiết
Tú72 Cẩm
Xem chi tiết
Tuân Đỗ
Xem chi tiết