Hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Nguyễn Thị Bình Yên

1. Chứng minh chân lí đc nêu trong bài thơ :

Ko có việc j khó

Chỉ sợ lòng ko bền

Đào núi & lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

2. E hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

Lập dàn ý cho đề trên

Bình Trần Thị
23 tháng 2 2017 lúc 20:53

2.

DÀN Ý

1. Mở bài

- Kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú.

- Trong đó có câu ca dao nhắc nhở về tinh thần đoàn kết.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao (ý nghĩa của cây, một cây, ba cây, núi, non, chụm lại).

- Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh giải phóng dân tộc: đời nhà Trần, nhà Lê; kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ...

- Dẫn chứng lịch sử về tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong đấu tranh xây dựng, kiến thiết đất nước.

- Liên hệ ý nghĩa câu ca dao đến cuộc sống gia đình, lớp học,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại về ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 2 2017 lúc 20:53

1.

Để có được ngày hôm nay ông cha ta đã phải vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ. Để có được thành công con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."

Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.

Những tấm gương trong cuộc sống mà thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

Đó là những tấm gương của người nước ngoài còn ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệthanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…

Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽđược đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý đúng đắn nhất cho thế hệ trẻ, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, cuộc sống sẽ ấm lo hạnh phúc hơn.

Bình luận (1)
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 22:07
I. Mở bài Trên hành trình gây dựng sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử thách, chông gai, muốn thu được thắng lợi vẻ vang đòi hỏi mỗi người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất, tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần trò chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bào: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” II. Thân bài 1. Cái khó không phải ở bản thân công việc mà là ở lòng người Bằng kiều câu khẳng định, với hai vế điều kiện - kết quả, ngay ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã nêu bật một chân lý hiển nhiên của thực tế cuộc đời. Trên thế gian này “khỗng có việc gì khó” - việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên, sự quyết định của thành bại không phải ở bản thân công việc dễ hay khó mà là ở chính tinh thần con người. Việc gì cũng có thể làm được, miễn có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là bền lòng. Bền lòng ở đây là chỉ lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà phải đem hết tâm sức “mài vào đá vào sắt” “mài vào đêm vào ngày” quyết tâm làm bằng được mới thôi dù cho có gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Bá Học trước đây cũng đã từng khẳng định điều đó bằng một câu nói rất chí lí “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Như vậy ở hai câu thơ đầu tiên, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc, đặc biệt là những công việc khó. 2. Khi đã bền lòng, quyết chí, thì dù công việc có khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, làm nên sự nghiệp lớn Nếu khi con người đã có được một tinh thần kiên trì, một ý chí quyết tân vượt khó thì dù công việc khó khăn, to lớn bằng trời, biển, chúng ta cũng có thể làm được và hoàn thành một cách tốt đẹp: “Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Ở hai câu này, Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng “đào núi” và “lấp biển” để chỉ những công việc lớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người. Nhưng dù công việc “đào núi”, “lấp biển” khó khăn lớn đến đâu đi chăng nữa nếu con người quyết chí, bền bỉ, dồn mọi sức lực, trí tuệ, quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan, khách quan, “thắng không kiêu, bại không nản” thì cũng hoàn thành, cũng “ắt làm nên”. Bác dùng chữ “ắt” càng tăng thêm chất khằng định. “Ắt” theo từ điển tiếng Việt là “chắc chắn”, “nhất định sẽ”. 3. Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thường của lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống. Từ câu chuyện Ngu Công rời núi đến câu chuyện “mài sắt nên kim” từ tấm gương anh hung “Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng…đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi…trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang, tất cả họ đều đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, tưởng chừng khó có thể vượt qua nổi bằng sự “quyết chí” vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, “làm nên” những chiến công chói lọi. Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bền lòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự “kiên trì, nhẫn nại” và quyết chí. Vào lúc vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo sợi tóc, Người đã nói một câu nói nổi tiếng như là lời hịch “Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Lời hịch ấy thổi hồn và truyền sức mạnh ý chí cho toàn dân tộc để lập nên một Điện Biên “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp cháu con quyết chí mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên rừng Trường Sơn và trên Biển Đông để giành độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Và kết quả là ngày 30/4/1975: “Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta”. (Tố Hữu). Trong sự nghiệp xâu dựng đất nước, trong cuộc sống hoà bình hôm nay, noi theo tấm gương Bác Hồ, nối tiếp các đàn anh lớp trước, hàng ngảy hàng giờ, thế hệ mới của chúng ta đã xuất hiện biết bao tấm gương đẹp về lòng kiên trì, trí lớn, đã làm nên sự nghiệp lớn. Đó là bác sĩ Nguyễn Tài Thu, người đã đưa nền y học châm cứu Việt Nam thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là vận động viên wushu Thuý Hiền, vận động viên nhày cao Bùi Thị Nhung, vận độngviên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã dành được huy chương vàng thể thao Segame để cho là cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường Đông Nam Á. Và đây là tấm gương “kiên trì”, “quyết chí”, “bền lòng” vượt lên số phận hiểm nghèo của mình để làm nên sự nghiệp phi thường như là “đào núi” “lấp biển” vậy. Đấy là anh Bạch Đình Vinh bị bại liệt toàn thân, bị chấn thương nặng nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng và bị mất luôn cả tiếng nói. Thế nhưng với một ý chí, nghị lực phi thường, anh đã không gục ngã, mà đứng lên viết tiếp trang cổ tích của đời mình: Sinh viên ba trường Đại học Giao thông vận tải, Thương Mại, Khoa công nghệ thông tin – Đại học Bách Khoa Hà Nội. 3. Bình luận mở rộng Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống. Nó đã trở thành bí quyết quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ, hoài bão củ bản thân. Lời dạy đó còn giúp ta có ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, lớn lao thường gặp để quyết đạt cho được ước mơ của mình. Như thế có nghĩa là lời dạy của người còn đem lại cho ta lòng tự tin. Khi có được lòng tự tin, chúng ta sẽ có được một sức mạnh tinh thần vô địch để làm nên tất cả. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm, ý chí của ta phải đi đôi với hành động chứ không thể quyết tâm suông để làm nên sự nghiệp lớn. Và những ước mơ, khát vọng của ta phải phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan, những tiền đề vật chất nhất định, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phưu lưu mạo hiểm, những kẻ mơ mộng hão huyền. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn. III. Kết luận Tóm lại bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn nhằm chiếm lĩnh được những đỉnh “Olympia” của cuộc đời và sự nghiệp.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kiều Phương
Xem chi tiết
Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
Gia Phúc
Xem chi tiết
nguyễn đỗ trung tín
Xem chi tiết
Anh Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
Xem chi tiết
Lê thị ngọc bích
Xem chi tiết
Lê thị ngọc bích
Xem chi tiết