1) Cho x1,x2 là nghiệm của phương trình x2 - 2x -1 =0 . Tính giá trị của biểu thức P= (x1)3 + (x2)3
2) Cho điểm A là điểm nằm bên ngoài đường tròn (O) , gọi AB và AC lần lướt là hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O), vẽ cát tuyến ADE của đường tròn (O) ( Biết điểm D nằm giữa 2 điểm A và E, đường thẳng AE không đi qua điểm O)
a) Chứng minh tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn. Xác định tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABOC
b) Chứng minh: AB2 = AD.AE
c) Đường thẳng đi qua điểm C song song với đường thẳng AE cắt đường tròn (O) tại điểm M, với M khác C. Gọi H là giao điểm của 2 đường thẳng BM và AE. Chứng minh HD = HE
1. Theo định lí Viet ta có :
\(\left[{}\begin{matrix}x_1+x_2=\dfrac{-b}{a}=2\\x_1.x_2=\dfrac{c}{a}=-1\end{matrix}\right.\)
P = \(\left(x_1\right)^3+\left(x_2\right)^3=\left(x_1+x_2\right)^3-3x_1.x_2\left(x_1+x_2\right)\)
= \(2^3 - 3.(-1).2 = 8 + 6 = 14\)
2. Bạn tự vẽ hình nhé
a. Gọi N là trung điểm của AO
△ABO vuông tại B, trung tuyến BN có:
AN = BN = ON = \(\dfrac{1}{2}\)AO (1)
△ACO vuông tại C, trung tuyến CN có:
ON = BN = CN = \(\dfrac{1}{2}\)AO (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AN = BN = ON = CN = \(\dfrac{1}{2}\)AO
=> Bốn điểm A,B,O,C cùng thuộc đường tròn (N)
=> Tứ giác ABOC nội tiếp hay N là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABOC
b. Xét △ABD và △AEB có:
\(\widehat{BAE}\) chung
\(\widehat{ABD}=\widehat{AEB}\) (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{BD}\))
=> △ABD ∼ △AEB
=> \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{AB}{AE}\)
=> \(AB^2=AD.AE\)
c. Ta có:
\(\widehat{AHB}=\widehat{HMC}\) (đồng vị)
\(\widehat{HMC}=\widehat{ACB}\) (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn \(\stackrel\frown{BC}\))
\(\widehat{ACB}=\widehat{AOB}\) (tứ giác ABOC nội tiếp)
=> \(\widehat{AHB}=\widehat{AOB}\)
=> Tứ giác ABHO nội tiếp
Lại có: \(\widehat{ABO}=90^0\)
=> \(\widehat{AHO}=90^0\)
=> OH ⊥ DE (đường kính OH vuông góc với dây DE)
=> H là trung điểm của DE hay DH = DE