1)
a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
+ Nghĩa hiển ngôn:
- Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng (xoay hướng).
+ Nghĩa hàm ngôn:
- Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn.
- Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.
b. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng:
- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong muốn đạt được mục đích.
* Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.
- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.
c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:
• Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.
- Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu.
- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.
- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc. 2)1. Giải thích Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên: Khuyên nhủ con người về sự kiên trì, cũng cảm Việc gì cũng cần có quyết tâm sẽ thành công 2. Chứng minh Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên Bác Hồ là tấm gương điển hình cho hình ảnh này Dân tộc Việt Nam ta đã không ngừng kháng chiến đê chống giặc dành độc lập dân tộc Những người bị bệnh đã vượt lên số phận để tạo nên kì tích.
Kiên trì bền bỉ và không ngừng nỗ lực sẽ luôn dẫn ta đến con đường thành công. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn thì đó mới là cuộc sống chân chính. Trên đời không có gì mạnh hơn ý chí có ở con người. Và đó cũng chính là ý nghĩa của 2 câu trên. Tuy nhiên mỗi câu khuyên nhủ ta về một khía cạnh riêng biệt. Câu thứ nhất khuyên ta rằng: Trong cuộc sống khi ta muốn làm công việc gì để đạt được thành công ta phải bền lòng vững chí. Chúng ta phải quyết chí làm theo ý tưởng của ta, không vì những lời bàn tán ra vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi dù cho những người xung quanh có "xoay hướng", "đổi nền" thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả.Lời Bác muốn nhắn nhủ rằng: Trong cuộc sống, không có việc gì là dễ dàng nhưng cũng không có việc nào là quá khó khăn. Chúng ta có thể làm được mọi việc nếu như có sự “bền lòng”, kiên trì vượt khó, luôn có ý chí quyết tâm. “Đào núi và lấp biển” là những công việc tưởng chừng như không bao giờ làm được bởi nó quá vất vả, chông gai nhưng cũng đã có nơi, có người làm được. Vì vậy chỉ cần có lòng quyết tâm thì ta có thể làm được tất cả những việc ta muốn.Từ đó ta hiểu được rằng:Ý chí nghị lực giúp luôn được mọi người yêu quý và trân trọng . Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù vượt qua mọi gian nan
Tham khảo:
Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.
Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.
Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.
Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.
Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?
Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.
Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.
Tham khảo :
2) Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Tham khảo :
1)
a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
+ Nghĩa hiển ngôn:
- Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng (xoay hướng).
+ Nghĩa hàm ngôn:
- Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn.
- Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.
b. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng:
- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong muốn đạt được mục đích.
* Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.
- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.
c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:
• Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.
- Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu.
- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.
- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.
Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào ? Nên chủ động, tự tin vào mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta đã có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của ý chí, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đồng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình:
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông. Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khỏe. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm... Những việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.
Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thì chưa đủ mà phải có ý chí, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.
Trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hỏng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương.
Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động.
Chúng ta có thể đặt ra giả thuyết: nếu dư luận xung quanh việc làm của ta là đúng đắn, thì liệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giữ lập trường của mình ngay cả khi sai?
Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.
Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.
Tháng 9 năm 1950, trên đường công tác, Hồ Chủ tịch đã gặp một đơn vị thanh niên xung phong đang làm đường. Bác Hồ đã tặng anh, chị em một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, với nhan đề: “Khuyên thanh niên”:
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.”
Nguồn cảm hứng của bài thơ xuất phát từ hiện thực sản xuất và chiến đấu của đơn vị thanh niên xung phong đang đào đất, đục đá mở đường cho bộ đội trùng trùng ra trận thời kháng chiến 9 năm chống Pháp (1946 – 1954) tại chiến khu Việt Bắc. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là hồn vía của bài thơ này.
Nội dung bài thơ có 2 ý. Hai câu đầu, Bác chỉ rõ cái đáng sợ nhất trong cuộc đời là “Chỉ sợ lòng không bền”, nghĩa là hay nản lòng, nản chí, thiếu kiên nhẫn. Nếu có tinh thần kiên nhẫn, bền chí, bền lòng thì “Không có việc gì khó”, mọi thách thức sẽ vượt qua.
Hai câu cuối (3, 4) bài thơ, ngôn ngữ như nén chặt lại, kết tinh bài học làm người, con người có nghị lực phi thường:
“Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.”
“Đào núi và lấp biển” là chuyện vô cùng to lớn, không thể chỉ một sớm một chiều, không thê một vài người mà làm nổi; công việc vĩ đại ấy cần có nhiều thời gian, công sức của nhiều người. Đào núi và lấp biển ghi nhớ đến chuyện cổ thần kì Ngu Công đào núi ngày xưa. Công việc vĩ đại ấy nếu có “Quyết chí ắt làm nên". Quyết chí là ý chí quyết tâm sắt đá đứng vững trước mọi khó khăn, nguy hiểm. “ắt làm nền” nghĩa là tất sẽ thành công. Đó là niềm tin mãnh liệt; tin ở sức mình, sức người nhất định giành thắng lợi.
Tóm lại bài thơ rất giản dị, dễ hiểu, nêu lên bài học cho thanh niên (và cho mọi người) là đừng nên nản lòng, thiếu bền gan, bền chí, thiếu tinh thần kiên nhẫn, mà phải có quyết chí, quyết tâm có niềm tin sắt đá khi đứng trước mọi công việc to lớn, mọi thử thách khó khăn. Đó là bài học làm người – con người chân chính, bài học sản xuất và chiến đấu, trong học hành, làm ăn, …
Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân ta chưa có nhiều vũ khí hiện đại, công cụ hiện đại. Các đoàn thanh niên xung phong chỉ có cuốc, thuổng, xẻng, … thô sơ, chủ yếu là dùng sức người và lòng dũng cảm, "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”, làm nên những con đường ra trận, “Đường lên Tây Bắc, đường lên Điện Biên — Đường cách mạng dài theo kháng chiến”, và để "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", làm nên con đường chiến lược Hồ Chí Minh thần kì.
Hiện thực kháng chiến của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách hùng hồn bài học sản xuất và chiến đấu: "Đào núi và lấp hiển – Quyết chí ắt làm nên" .
Tại sao ''Chỉ sợ lòng không bền?" – Lòng không bền vì thiếu kiên nhẫn, vì sợ khó, sợ khổ. Vì mang tâm lí thất bại chủ nghĩa, cổ nhân có nhắc nhở: “Gặp khó khăn mà thoái chí nản lòng. Gặp nguy nan mà sợ chết, sợ khổ. Lo buồn vì nợ áo cơm, vì sự nghèo đói. Con người ấy đang sống nhưng đã chếtr Trường đời có muôn nghìn gian khổ, có biết bao thử thách khó khăn, "núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Thiên tai, địch họa, hoạn nạn, ốm đau bệnh tật … diễn ra thường xuyên. Công việc hằng ngày chồng chất khó khăn. Mười lăm năm học phổ thông, 5 năm học đại học, học nghề, đó là một chặng đường dài với muôn ngàn gian khổ. Phải đổ mồ hôi, phải trả giá cho bát cơm ăn, bộ quần áo mặc, quyển sách đọc. Làm người khó, do vậy "chỉ sợ lòng không bền". Trái ngọt hạnh phúc không bao giờ đến tay những con người thiếu bản lĩnh, thiếu bền lòng, bền chí. Sống là phải dũng cảm chấp nhận. Chấp nhận mọi thử thách khó khăn. Chấp nhận để vươn lên trong hi vọng.
Vì sao có quyết tâm, quyết chí "ắt làm nên” dù phải đào núi và lấp biển? Đào núi, lấp biển tượng trưng cho những công việc cực kì to lớn, khó khăn. Phải có nghị lực phi thường, có quyết tâm, có quyết chí sắt đá mới có thể làm nên, làm được; mới có thể khắc phục, chiến thắng mọi trở ngại khó khăn, mọi gian nan, nguy hiểm. Các chiến sĩ Điện Biên đã ncu cao khí phách "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù" để làm nên chiến công chấn động địa cầu.
Có quyết tâm, có bản lĩnh chưa đủ mà còn phải có niềm tin, có tinh thần lạc quan, có hi vọng: "Quyết chí ắt làm nên". Niềm tin, hi vọng, lạc quan là sức mạnh để giành thắng lợi, giành chiến thắng.
"Đi thi há nhẽ trở về không!
Cái nợ cầm thi phải trả xong!" (Nguyễn Công Trứ)
Đó là quyết tâm, là niềm tin của kẻ sĩ ngày xưa trước khi lên đường ứng thí. "Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng" là niềm tin của người nông dân trải qua bao tháng ngày dầm mưa dãi nắng cấy cày. "Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi!" là niềm tin của quân và dân ta trong khói lửa chiến tranh!
Đường đời dằng dặc, với muôn ngàn thử thách, khó khăn. Do vậy, chúng ta phải biết khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ, phải rèn luyện ý chí quyết tâm và niềm tin tưởng lạc quan.
Đất nước ta đang đổi mới. Khoa học kĩ thuật của nước ta đang phát triển và có nhiều thành tựu đáng tự hào. Tiến quân vào khoa học kĩ thuật, nhưng bài thơ “Khuyên thanh niên" của Bác Hồ vẫn là bài học thiết thực và bổ ích đối với tuổi trẻ chúng ta. Nó là nguồn động viên và cảm hứng để thanh niên mở rộng tâm hồn, nâng cao ý chí và niềm tin để hiến dâng và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị động và kết quả là hỏng việc.
- Nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Muốn đạt được mục đích, con người phải có ý chí, nghị lực và một lập trường kiên định trước sau như một.
a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao:
+ Nghĩa hiển ngôn:
- Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên phụ thuộc vào sự can thiệp của người khác, kể cả khi sự can thiệp đó đến mức nghiêm trọng (xoay hướng).
+ Nghĩa hàm ngôn:
- Ta phải giữ vững chủ ý, tức là ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn.
- Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình thực hiện công việc.
b. Khẳng định ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng:
- Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta thường đặt ra mục đích vì mong muốn đạt được mục đích.
* Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, muốn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao.
- Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động.
c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:
• Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan.
- Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu.
- Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra.
- Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.
- Câu ca dao trên là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và hoàn cảnh Việt Nam.
- Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người.
- Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.
Trong cuộc sống khi ta muốn làm công việc gì để đạt được thành công ta phải bền lòng vững chí. Chúng ta phải quyết chí làm theo ý tưởng của ta, không vì những lời bàn tán ra vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Nhiều người vì không quyết chí, bỏ giữa chừng ,và đánh mất rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.
"Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai".
Câu ca dao trên như là lời nhắc nhở chân thành của cha ông dành cho con cháu: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi dù cho những người xung quanh có "xoay hướng", "đổi nền" thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả.
Khi bước đầu bắt tay vào bất cứ công việc gì cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, nhưng ai cũng muốn đạt được mục đích thắng lợi ngay từ bước đầu. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đạt được mục đích mà mình đã đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cũng gặp phải khó khăn. Nhưng khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự bàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dẫu cho mọi người có "xoay hướng" hay "đổi nền" ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. "Xoay hướng, đổi nền" ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác - đổi cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nên đã xây đắp rồi mà lại thay đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời bàn tán xung quanh và lại "đổi nền", "xoay hướng" thì những con người đó chẳng bao giờ thành anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tạo nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, nhưng nhân dân ta vẫn không nản chỉ ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang.
Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vững ý chí, phải có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng mọi lời "bàn ra tán vào" của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dễ dàng thấy trong quá trình học tập của mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán rồi sửa lại thành sai. Biết bao lần lên kế hoạch học tập của mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.
Câu ca dao trên đã cho chúng ta biết về lòng kiên trì, ý chí bền bỉ trước những khó khăn trong cuộc sống. Chỉ có những người kiên trì chịu khó mới có thể vượt lên trên khó khăn và nhận được thành công lớn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người cha già của dân tộc bác là mặt trời trong tim của nhân dân Việt Nam. Bác hết đời cống hiến vì dân tộc. Bác có nhiều lời dạy quí giá cho dân ta, trong đó lời dặn của bác với thanh niên Việt Nam về lòng kiên trì, mà giờ đây nó chính là kim chỉ nam của thanh niên Việt Nam.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Lời dạy của bác và thanh niên Việt Nam rất đúng đắn, rất đáng trân trọng. Bác muốn khuyên mọi người phải có lòng kiên trì trước bất cứ việc gì, rồi chúng ta sẽ có được thành công . Nhớ khi xưa, trong cuộc chiến chống thực dân pháp xâm lược. Quân và dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cả lực lượng, vũ khí, lương thực nhưng tất cả toàn dân đồng lòng, kiên trì kháng chiến trường kì dưới sự lãnh đọa của đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm kháng chiến chúng ta đã dành độc lập. Để ngày 2 – 9-1945 nhân dân cả nước hướng về quảng trường Ba Đình, vui mừng nghe bác đọc “ Bản tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đây chính là thành quả của sự kiên trì, không sợ hi sinh gian khổ. Hay nhớ lại thầy giáo “ Nguyễn Ngọc Kí, ngay từ nhỏ thầy bị mất hai tay, thầy cố gắng kiên trì viết chữ bằng chân và kết quả thầy viết chữ rất đẹp và giờ đây đang là thầy giáo, truyền dậy cái chữ cho học sinh, được mọi người nể phục. Hãy nhớ lại những em bé tật nguyền, bị khiếm khuyết về một phần thân thể họ vẫn kiên trì cố gắng để trở thành những người có ích, những vận động viên những gương mặt tiêu biểu của đất nước. Tất cả đó chính là thành quả của con người khi ta quyết tâm, kiên trì cố gắng để đạt được mục đích của mình. Giống như việc chúng ta có một thanh sắt lớn, nếu chúng ta kiên trì. Có quyết tâm muốn có thành một cây kim, chúng ta kiên trì mài, chắc chắn sẽ được.
Bên cạnh những người có lòng kiên trì, làm đúng theo lời dặn của bác thì còn rất nhiều người không có lòng kiên trì và kết quả họ nhận lại chỉ là con số không. Giống như việc chúng ta làm một bài tập khó, bài tập này có thể khó chúng ta chưa làm ra, có môt số bạn sẽ chán nản và không muốn làm tiếp nữa, kết quả là họ không nhận lại được gì. Thay vào đó, họ kiên trì, quyết tâm làm chắc chắn sẽ ra đáp án khi đó, chắc hẳn họ sẽ cảm thấy vui sướng vô cùng, vì sự kiên trì và nỗ lực của bản thân mình đã được kết quả mong muốn. Vì thế chúng ta hãy rèn luyền cho bản thân lòng kiên trì như lời dậy của bác vì cố công mài sắt có ngày nên kim.
Thanh niên Việt Nam đang thực hiện tốt lời dặn của bác, kiên trì, quyết trí hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đoàn của đảng giao phó không ngại khó khăn, không ngại bất cứ hi sinh, gian khổ nào, xứng đang là lực lượng tương lai xây dựng đất nước. Xứng đáng với những gì mà bác đã tin tưởng.
Là thế hệ trẻ là những thanh niên của đất nước chúng ta hãy cố gắng tạo cho bản thân lòng kiên trì và ý trí quyết tâm để đạt được thành công. Cố gắng làm đúng những lời dạy của bác.