Hướng dẫn soạn bài Nói với con - Y Phương

Trần Hải Việt シ)
20 tháng 2 2022 lúc 14:18

tham khảo

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Bố cục của bài thơ theo mạch cảm xúc đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Con lớn lên trong tình thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương :

   - 4 câu thơ đầu Chân phải...tiếng cười có những hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô ý song lại tạo ra sự độc đáo trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi.

   - Con người trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng, trữ tình của quê hương : người đồng mình, cài nan hoa, ken câu hát, rừng cho hoa...

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha :

       + Yêu lắm, thương lắm ... không lo cực nhọc : sống vất vảmà mạnh mẽ, bền bỉ → mong con có nghĩa tình thủy chung, biết chấp nhận vượt gian nan bằng ý chí.

       + Thô sơ da thịt ... Nghe con : mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng giàu ý chí, niềm tin (tự đục đá kê cao quê hương), chan chứa niềm tự hào quê hương (quê hương thì làm phong tục) → mong con hãy tự hào về truyền thống, tự tin xây dựng quê hương.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

 

   - Tình cảm người cha với con : trìu mến, thiết tha và tin tưởng.

   - Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con là lòng tự hào, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, tự tin bước vào đời.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ : từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, có sức gợi tả, có tính khái quát mà giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quan Anh
Xem chi tiết
Quan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Giang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Thanh Thư
Xem chi tiết