Hướng dẫn soạn bài Một thứ quà của lúa non : cốm

Mai Thị Kim Liên

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chình ?

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.

-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

Giúp mìk với... Mai học rùi, làm sao ây... [Ahuhu khocroi limdim]

Phương Thảo
28 tháng 11 2016 lúc 10:59

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính ?

_ Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

+ Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.+ Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.

-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

 

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

Phần cuối bài tùy bút, Thạch Lam nói về cách ăn cốm, thưởng thức cốm. Ăn cốm không thể “ăn vội” mà phải “ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ” để tận hưởng “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ”, cảm thụ được “'trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Hương vị cốmcòn có “mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một..”. Tác giả đã viết rất gợi cảm, dùng chữ “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý “cái lộc của Trời”: “Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm cũng như Trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen". Vì thế, trong gánh hàng của các cô gái làng Vòng mới có “từng lá cốm” hiện ra với tất cả sự ngon lành “sạch sẽ và tinh khiết”.

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

Nhà văn nhắc khẽ mọi người không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy” mà phải “nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve". Ngoài cử chỉ thanh nhã, trang nhã, Thạch Lam còn nêu lên phong cách thưởng thức cốm như một nghi lễ thiêng liêng: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại cua thần Lúa”. Nghĩa là biết ăn cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn như khi ta ăn bát cơm dẻo thơm ngon lành.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

Thông điệp :đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

 

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

PTBĐ : biểu cảm

Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.
Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.

Bình luận (16)
Linh Phương
28 tháng 11 2016 lúc 16:38

d) Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

+) Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

Bình luận (4)
Nguyễn Thanh Huyền
26 tháng 11 2016 lúc 21:17

/hoi-dap/question/130966.html

mai chủ nhật mà!

Bình luận (5)
Tiểu Thư Ma Kết
5 tháng 12 2016 lúc 20:04

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính ?

_ Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần

. Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.

+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.

+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ýnghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi: -Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

+ Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.

+ Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất. -Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các viêc̣lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Môṭthứ thanh đạm, môṭthứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

Phần cuối bài tùy bút, Thạch Lam nói về cách ăn cốm, thưởng thức cốm. Ăn cốm không thể “ăn vội” mà phải “ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ” để tận hưởng “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ”, cảm thụ được “'trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Hương vị cốmcòn có “mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một..”. Tác giả đã viết rất gợi cảm, dùng chữ “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý “cái lộc của Trời”: “Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm cũng như Trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen". Vì thế, trong gánh hàng của các cô gái làng Vòng mới có “từng lá cốm” hiện ra với tất cả sự ngon lành “sạch sẽ và tinh khiết”.

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn. Nhà văn nhắc khẽ mọi người không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy” mà phải “nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve". Ngoài cử chỉ thanh nhã, trang nhã, Thạch Lam còn nêu lên phong cách thưởng thức cốm như một nghi lễ thiêng liêng: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại cua thần Lúa”. Nghĩa là biết ăn cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn như khi ta ăn bát cơm dẻo thơm ngon lành.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ? Thông điệp :đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

PTBĐ : biểu cảm

Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.

Lập luận chặt chẽ sắc sảo.

Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Elizabeth
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Hoa Thanh Nguyen
Xem chi tiết
nguyễn Anh Đức
Xem chi tiết
☆* Quỳnh *☆
Xem chi tiết
Trần Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
phạm ngọc hà
Xem chi tiết
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết