Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Văn Đức
Xem chi tiết
Phạm Ngân Hà
21 tháng 5 2017 lúc 20:44

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Bình luận (8)
Trần Nguyễn Hữu Phât
Xem chi tiết
Ninh Hoàng Khánh
21 tháng 5 2017 lúc 14:49


I. Mở bài: giới thiệu về dòng sông quê em
Em là một người con của một miền quê nông thôn ấm áp và hiền hòa. Em lớn lên cùng những cánh đồng dài thẳng tắp, những đàn cò trắng phau thẳng cánh lả lơi, những tiếng chim ríu rít hằng ngày,…. Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.

II. Thân bài
1. Tả khái quát

- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm

2. Tả chi tiết
a. Buổi sáng
- Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
- Tấp nập người qua sông
- Rồi người làm việc trên sông
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
b. Buổi trưa
- Nắng dãi trên sông
- Dòng sông nằm phẳng lặng
- Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
- Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
c. Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống
d. Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm

3. Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí

Bình luận (0)
Ninh Hoàng Khánh
21 tháng 5 2017 lúc 14:50

1. Mở bài: Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).

- Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.

- Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.

- Trưa: nước sông có màu đục nhờnhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá đểcải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.

- Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.

- Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.

- Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.

- Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.

c. Nêu ích lợi của con sông:

- Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.

- Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.

3. Kết luận:

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.

- Em làm gì đểgiữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền đểngười dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)

BÀI LÀM 3

(Dàn ý chi tiết tả một con suối)

1. Mở bài:Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.

- Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).

- Cảnh hai bên bờ suối thếnào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).

- Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.

- Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

- Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

- Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

- Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.

- Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Bình luận (0)
Anh Triêt
21 tháng 5 2017 lúc 14:57

I. Mở bài: giới thiệu về dòng sông quê em
Em là một người con của một miền quê nông thôn ấm áp và hiền hòa. Em lớn lên cùng những cánh đồng dài thẳng tắp, những đàn cò trắng phau thẳng cánh lả lơi, những tiếng chim ríu rít hằng ngày,…. Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.

II. Thân bài
1. Tả khái quát

- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm

2. Tả chi tiết
a. Buổi sáng
- Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
- Tấp nập người qua sông
- Rồi người làm việc trên sông
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
b. Buổi trưa
- Nắng dãi trên sông
- Dòng sông nằm phẳng lặng
- Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
- Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
c. Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống
d. Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm


3. Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về dòng sông
Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.

Bình luận (2)
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Chi Dương
21 tháng 5 2017 lúc 10:19

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Tran Ngoc Hoa
21 tháng 5 2017 lúc 15:00

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Bình luận (0)
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
21 tháng 5 2017 lúc 9:05

Cho doan van:

"Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tma kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên kì hết, trên tinh; phúc hậu như lòng 1 quả trứng thiên đầy đặn, quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên 1 mâm mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả 1 cái chân trời màu ngọc trai, nó biến nung hồng. Y như 1 mâm lễ phẩm tiến từ trong bình minh để mừng cho số trường thọ của tất cả bình minh t chài lưới

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? tác giả là ai? Văn bản đó được viết theo thể loại gì?

=>Đoạn văn trên được trích từ văn bản Cô Tô, tác giả là Nguyễn Tuân thuộc thể loại kí.

b)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

=>Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả.

c)Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào ? Hãy chỉ ra cụ thể?

=>Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật là so sánh.

Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tma kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên kì hết, trên tinh; phúc hậu như lòng 1 quả trứng thiên đầy đặn, quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên 1 mâm mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả 1 cái chân trời màu ngọc trai, nó biến nung hồng. Y như 1 mâm lễ phẩm tiến từ trong bình minh để mừng cho số trường thọ của tất cả bình minh t chài lưới.

d) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

=>Miêu tả cảnh Mặt Trời lúc bình minh sau cơn bão của đảo Cô Tô trông thật xinh đẹp, chính xác, tinh tế.

Mk nghĩ là z thui! Có j bn bổ xung thêm nha! Chúc bn hc tốt!

Bình luận (0)
Chi Dương
21 tháng 5 2017 lúc 10:36

a, Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm " Cô Tô"
Tác giả Nguyễn Tuân
Thể loại: Kí

b, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: Miêu tả

c, Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật So sánh
"Sau trận bão...sạch như tma kính lau hết mây hết bụi"
"...phúc hậu như lòng 1 quả trứng..."
"..Y như 1 mâm lễ phẩm.."
d, Nội dung chính của đoạn trên:
Miêu tả cảnh Cô Tô sau cơn bão thật tuyệt đẹp, khung cảnh như một bức tranh vẽ thơ mộng hút hồn người đọc.
-----* Chúc bạn học tốt :)

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Hạ
21 tháng 5 2017 lúc 10:42

A,Đoạn trích trên văn bản Cô Tô.Tác giả là Nguyễn Tuân.Văn bản trên viết theo thể loại tùy bút và kí

B.Phương thức biểu đạt là miêu tả , tự sự.

C.Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép so sánh.

Cụ thể;Câu 1;2;3

Đ.Nói về vẻ đẹp và cảnh đẹp sau trận bão ở Cô Tô vào 1 buổi sáng bình minh

Bình luận (0)
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
_silverlining
20 tháng 5 2017 lúc 21:46

Trong cuộc đời này , chắc hẳn ai cũng có một nguời bạn thân tri kỉ. Tôi cũng vậy . Tôi có một nguời bạn thân thiết với tôi từ khi còn thuở ấu thơ. Đó là Ngân - một cô bạn hiền hậu, luôn ân cần kề vai sát cánh bên tôi.

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
21 tháng 5 2017 lúc 8:36

Hai từ "tình bạn" thật là quen thuộc nhưng lại rất thiêng liêng. Tôi có một cô bạn từ thuở nhỏ tên là Nhiên, chúng tôi rất quý mến nhau như chị em trong nhà. Nhiên là một lớp phó văn nghệ. Cô bạn học rất giỏi lại rất hòa nhã nên ai cũng quý! Cô bạn thân của tôi là như vậy đó!

Bình luận (0)
li sa cu te
Xem chi tiết
Ninh Hoàng Khánh
21 tháng 5 2017 lúc 14:58

Tác giả vừa hỏi vừa tự trả lời, so sánh, nhân hóa kết hợp với điệp từ, điệp cú tạo nên vần thơ đẹp, hình tượng đẹp, cảm xức ngạc nhiên, bâng khuâng. Ba khổ thơ đầu đầy thi vị. Hình tượng thơ cũng là vẻ đẹp của vầng trăng thu.

Từ cánh đồng xa hiện lên, "Trăng hồng như quả chín - Lửng lơ lên mái nhà?". Ánh trăng hồng dịu ngọt.

Từ biển xanh mọc lên, "Trăng tròn như mắt cá - Không bao giờ chớp mi". Ánh trăng thu trong xanh.

Từ một sân chơi, trăng tròn,"Trăng bay như quá bóng - Bạn nào đá lên trời" vẫn bản ghi là: "Đứa nào đá lên trời".

Hình tượng nào cũng độc đáo, giàu trí tưởng tượng, có nhiều khám phá mới mẻ. Chất thơ, hồn thơ ở đây là sự ngộ nghĩnh, trong sáng, hồn nhiên

Khổ thơ thứ tư là một liên tưởng khéo. Vần thơ gắn liền với lời ru con của mẹ hiền, hòa nhập với cổ tích, với đồng dao. Một em bé lên 10 tuổi mà viết được những câu thơ như thế này thật là "ghê gớm":

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 7 2018 lúc 22:04

Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :

…Trăng ơi …Từ đâu đến ?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời .

Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời .

NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 7 2018 lúc 7:09

Trần Đăng Khoa đc coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi ms chỉ học tiểu học, thơ của TĐK đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Trong đó không thể kể đến Trăng ơi...từ đâu đến. Bài thơ...khổ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để lại ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Trong đó, có đoạn
(Trích thơ)
Được trích trong bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa.
"Trăng ơi từ đâu đến" - câu hỏi ngộ nghĩnh và rất ngây thơ của 1 đứa trẻ, cách hỏi thân mật như 1 người bạn hỏi 1 người bạn => nhân hóa làm nổ bật cái ngộ nghĩnh của trẻ thơ và sự gần gũi của ánh trăng.
Rồi lại chính mình trả lừoi cho câu hỏi đó "Hay từ một sân chơi". Và làm tiền đề cho câu tiếp theo "Trăng tròn như quả bóng" . HÌnh ảnh so sánh quả bóng là hình ảnh rất gần gũi đối với trẻ thơ. Tuổi thơ hầu như ai mà chẳng chơi bóng đá. Quả bóng nghiễm nhiên trở thành người bạn, vật bất li thân của trẻ thơ. Trăng được so sánh với quả bóng như ngầm ý về sự yêu mến, thân thuộc mà tác giả dành cho trăng. Rồi "Bạn nào đá lên trời" - câu nói rất đúng chất của một đứa trẻ. Bởi ông veiét bài này lúc còn nhỏ - tâm hồn trẻ thơ luôn hiện hữu càng làm cho bài thơ thêm hay và gần gũi với trẻ thơ

Bình luận (0)
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
20 tháng 5 2017 lúc 20:05

a) Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng ?

=> Sử dụng phép nhân hóa và các tính từ.

b) Dấu phẩy đặt trong câu :"Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm" có công dụng gì ?

=> Ngăn cách từ ngưc có cùng chức vụ trong câu.

c) Phân tích cấu trúc ngữ phsp của cậu : " Cây tre mang những đức tính của người hirn là tượng trưng cao quý của dân tộc VN"

=> "Cây tre/ mang những đức tính của người hirn là tượng trưng cao

CN VN

quý của dân tộc VN."

-CN: là danh từ

-VN: là cụm danh từ

d) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?

=>Nói lên những đức tính của cây tre, những đức tính đó là những đức tính tốt của con người Việt Nam.

Mk nghĩ là z thui! Chúc bn hc tốt!

Bình luận (2)
Nguyễn Như Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vi
20 tháng 5 2017 lúc 20:28

Ôn tập ngữ văn lớp 6

Bình luận (0)
Hà Thị Ngọc Giang
20 tháng 5 2017 lúc 19:11

Món ăn ngon nhất

Gấu méo và dê con tranh cãi nhau quyết liệt. Gấu mèo nói:

- Trên đời này món ăn ngon nhất là tre non

Dê con nói:

Trên đời này món ăn ngon nhất là cỏ tươi.

Không đúng! Không đúng! Lá tre non chứ không phải cỏ.

Chúng gân cổ cãi nhau, mặt đỏ tía tai, ai cũng cho mình là đúng, không ai chịu ai.

Thế rồi cả hai kéo nhau đến gặp cáo lông vàng để nhờ phân giải.

Cáo lông vàng ra vẻ kẻ cả phán rằng:

- Chúng bay là một lũ dốt nát. Ta bảo cho biết nhé: Trên đời này món ăn ngon nhất là thịt gà.

Nghe xong, gấu mèo và dê con đều tưng hửng

Bình luận (0)
Nguyễn Như Ngọc
Xem chi tiết
Chi Dương
20 tháng 5 2017 lúc 16:28

Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học - kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (0)
TF boys
20 tháng 5 2017 lúc 20:16

Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy.
Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy.
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được…
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài.
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ.
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ.
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ.
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu.
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn.
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình.
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.

undefined

Bình luận (0)
Nguyễn Như Ngọc
Xem chi tiết
Hà Thị Ngọc Giang
20 tháng 5 2017 lúc 13:32

Gọi Trăng

Rộn ràng trống to trống nhỏ

Tùng dinh...ếch cốm đấy mà!

Chẳng biết có gì vui thế

Chẫu chàng, nhái bén... đồng ca?

Vểnh râu nghe ngóng gần xa

Dế càng ngẩn ngơ biết mấy

Hình như lũ cóc cỏ gà

Cũng tí toe vài điệu gáy...

Đêm nay là đêm gì vậy

Mà nghe náo nức lạ thường

Kìa ai như nhà đom đóm

Thắp đèn đi rẽ màn sương

Xôi chè, cam, chuối...tỏa hương

Thơm đợi muôn bàn tay nhỏ

Hồn nhiên gió chạy khắp đường

Báo tin: Trung Thu rồi đó

A ha! ngồi bên vệ cỏ

Kéo đàn dế gọi trăng lên...

( Thể thơ tự do 9 /9/1999)

Bình luận (0)