Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 0
Điểm SP 9

Người theo dõi (8)

Mai Mèo
Trần Thùy Linh
Forever Young

Đang theo dõi (8)

Lê Nguyên Hạo
Nhật Linh
Vo Văn Tuân
Mai Hà Chi

Câu trả lời:

Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện. Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn. Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa).

Câu trả lời:

Trong bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang đìu hiu, heo hút, ta càng thấy đồng cảm với tâm trạng của người lữ khách tha hương, trên đường vào kinh đô Phú Xuân phục vụ cho triều Nguyễn, một mình quạnh vắng, trước bóng chiều chênh chênh, lòng Bà Huyện mang một lỗi buồn man mác. Đó là niềm ngạc nhiên, xúc động trước cảnh vật hoang vu, là nỗi buồn, hoài niệm về một thời đất nước vàng son. Âm thanh ” quốc quốc” ” gia gia” da diết, khắc khoải gợi nỗi buồn thương ám ảnh. Một mình nơi đất khách quê người, nỗi nhớ chồng con càng dâng lên trong lòng. Hai câu cuối bài thơ giúp em hiểu thêm được rất nhiều về tâm trạng của nữ sĩ.

” Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta”

Đầu bài thơ là bước tới, cuối bài thơ là đứng lại chiêm ngưỡng toàn cảnh Đèo Ngang. Trước cảnh trời nước bao la, mênh mông, bát ngát, có một tâm hồn nhỏ bé, cô đơn. Hai hình ảnh tương phản càng tô đậm rõ nét nỗi buồn cô quạnh của người lữ hành tha hương.

Câu cuối để lại trong lòng em một nỗi buồn và ấn tượng khó phai, Cụm từ “ta với ta” là mình đối diện với chính mình, với thiên nhiên rộng lớn. Nỗi buồn da diết không biết ngỏ cùng ai khiến người đọc lắng lại, thấy lòng trĩu nặng, thấy đồng cảm với tâm trạng của bà. Em thấy mình như lạc vào triều Nguyễn xưa, đứng trên đỉnh Đèo Ngang, cạnh bà Huyện Thanh Quan, trò chuyện, tâm sự với bà để làm giảm đi nỗi quạnh vắng, cô đơn.