Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng nỗi niềm của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp. Đặc biệt hai câu cuối của bài thơ gợi cho người đọc một nỗi buỗn, cô đơn đến não nề.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Bài thơ được ra đời trong một chuyến hành trình của nhà thơ từ Thăng Long vào xứ Huế. Trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, sau bao vất vả, mệt nhọc, khi tới một nơi có cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, nhà thơ đã dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang này để nghỉ chân. Lúc này người và cảnh đã hòa làm một, cảnh cũng trở nên buồn theo tâm trạng nhà thơ, nhà thơ cũng nhìn cảnh để thể hiện tâm trạng của mình. Trước mắt nữ sĩ là cảnh đất trời bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ. Còn gì buồn hơn khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn như vậy, con người trở nên nhỏ bé, khi ấy rất cần có sự chia sẻ, cảm thông để vơi đi sự cô đơn, nhưng tác giả chỉ nhận thấy ta với ta, túc là chỉ có ta với cảnh vật hoang vu này.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng nỗi niềm của nhà thơ khi đứng trước cảnh đẹp. Đặc biệt hai câu cuối của bài thơ gợi cho người đọc một nỗi buỗn, cô đơn đến não nề.
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
Bài thơ được ra đời trong một chuyến hành trình của nhà thơ từ Thăng Long vào xứ Huế. Trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, sau bao vất vả, mệt nhọc, khi tới một nơi có cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, nhà thơ đã dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang này để nghỉ chân. Lúc này người và cảnh đã hòa làm một, cảnh cũng trở nên buồn theo tâm trạng nhà thơ, nhà thơ cũng nhìn cảnh để thể hiện tâm trạng của mình. Trước mắt nữ sĩ là cảnh đất trời bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khó chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa, buồn tủi. “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ. Còn gì buồn hơn khi đứng trước cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn như vậy, con người trở nên nhỏ bé, khi ấy rất cần có sự chia sẻ, cảm thông để vơi đi sự cô đơn, nhưng tác giả chỉ nhận thấy ta với ta, túc là chỉ có ta với cảnh vật hoang vu này.
Trong bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang đìu hiu, heo hút, ta càng thấy đồng cảm với tâm trạng của người lữ khách tha hương, trên đường vào kinh đô Phú Xuân phục vụ cho triều Nguyễn, một mình quạnh vắng, trước bóng chiều chênh chênh, lòng Bà Huyện mang một lỗi buồn man mác. Đó là niềm ngạc nhiên, xúc động trước cảnh vật hoang vu, là nỗi buồn, hoài niệm về một thời đất nước vàng son. Âm thanh ” quốc quốc” ” gia gia” da diết, khắc khoải gợi nỗi buồn thương ám ảnh. Một mình nơi đất khách quê người, nỗi nhớ chồng con càng dâng lên trong lòng. Hai câu cuối bài thơ giúp em hiểu thêm được rất nhiều về tâm trạng của nữ sĩ.
” Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Đầu bài thơ là bước tới, cuối bài thơ là đứng lại chiêm ngưỡng toàn cảnh Đèo Ngang. Trước cảnh trời nước bao la, mênh mông, bát ngát, có một tâm hồn nhỏ bé, cô đơn. Hai hình ảnh tương phản càng tô đậm rõ nét nỗi buồn cô quạnh của người lữ hành tha hương.
Câu cuối để lại trong lòng em một nỗi buồn và ấn tượng khó phai, Cụm từ “ta với ta” là mình đối diện với chính mình, với thiên nhiên rộng lớn. Nỗi buồn da diết không biết ngỏ cùng ai khiến người đọc lắng lại, thấy lòng trĩu nặng, thấy đồng cảm với tâm trạng của bà. Em thấy mình như lạc vào triều Nguyễn xưa, đứng trên đỉnh Đèo Ngang, cạnh bà Huyện Thanh Quan, trò chuyện, tâm sự với bà để làm giảm đi nỗi quạnh vắng, cô đơn.