Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 1
Điểm SP 22

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (1)

EDOGAWA CONAN

Câu trả lời:

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm "các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Câu trả lời:

Cách 1 : Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...

Cách 2 :

♥Đừng Gọi Tên Tôi♥ +1đ điểm giá trị
Thứ 4, ngày 16/08/2017 20:39:36
Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

Câu trả lời:

Trong cuộc sống đời thường, Bác thanh bạch và giản dị từ cách ăn, mặc đến cách nói, cách viết, cách tiếp xúc với quần chúng; thanh bạch, giản dị ở mọi không gian, thời gian, hoàn cảnh.

Cách ăn: Món ăn chính của Bác thường là quả cà giòn với món cá kho ngọt dầm tương quen thuộc của xứ Nghệ, quê nhà. Còn lúc tiếp xúc với quần chúng, Người gần gũi, thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng luạ cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn...

Cách mặc: Quần áo Bác mặc thường ngày là bộ ka ki màu vàng, bộ bà ba nâu với đôi dép cao su. Mùa đông, có lần Bác bận chiếc áo Tôn Trung Sơn có mảnh vá. Có người hỏi: "Kính thưa Chủ tịch, vì sao Người là Chủ tịch nước mà lại mặc áo vá?" Người trả lời vui vẻ: "Đất nước còn nghèo, Chủ tịch có mặc áo vá thì dân mới có áo lành mặc".

Hẳn nhiều người chúng ta đã được xem một bộ phim, tả cảnh trên đường công tác, Bác Hồ xuống suối tắm, tắm xong, Bác phơi quần áo trên mũ và chiếc gậy vác lên vai tiếp tục lên đường. Hình ảnh đó đã làm chúng ta xúc động đến rơi nước mắt.

Cách nói và cách viết: Người luôn nói và biết để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo, nhất là quần chúng lao động. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một bài viết có kể lại: Hồi ở Việt Bắc, Bác giao cho Đại tướng viết bài báo để ca ngợi phụ nữ. Đại tướng đã để công viết hai trang đánh máy, cho là hay và đem trình Bác. Bác đọc và nói, bài chú viết hay nhưng dân ở đây đọc sẽ không hiểu. Chú rút ngắn lại. Đại tướng đã rút ngắn dần, đem cho nhiều người đọc, đến lúc chỉ còn 200 chữ, đưa trình Bác, Bác đọc và cho đưa đăng.

Bác là người thông tuệ, không chỉ ngôn ngữ dân tộc mà còn biết nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bác là nhà chính trị, ngoại giao sắc sảo, là nhà văn, nhà thơ lớn đã từng viết những áng văn tuyệt tác như Tuyên ngôn Độc lập, những vần thơ Nhật ký trong tù, sắc nét của Đường thi. Nhưng bao giờ Bác cũng lấy sự giản dị, trong sáng làm đầu.

Theo không gian: dù ở nước ngoài, chiến khu Việt Bắc, đến khi trở về Thủ đô, cuộc sống riêng của Bác đều giản dị, thanh bạch. Theo chân Bác, tìm đến ngôi nhà Người từng sống và làm việc bên Pháp, rồi về suối Lênin, hang Bắc Pó, về lán Nà Lừa và cuối cùng là ngôi nhà sàn đơn sơ giữa lòng Thủ đô Hà Nội, ngắm những vật dụng tối thiểu trong sinh hoạt của Người: cuốn từ điển, viên gạch hồng, chiếc quạt nan, chiếc rađio… khiến ta không khỏi xúc động về đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Balê

Một viên gạch hồng Người chống lại cả một mùa băng giá

Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ

Giọt mồ hôi Người nhỏ xuống giữa đêm khuya

Chế Lan Viên

Theo thời gian: Trước hay sau khi đã làm Chủ tịch, cuộc sống riêng của Người cũng không hề thay đổi. Vẫn đôi dép cao su, vẫn bữa cơm đạm bạc 2 – 3 món quê nhà. Người từ chối không ở tại Phủ Chủ tịch, Phủ Toàn quyền Đông Dương xưa mà xuống ở cùng anh em thợ điện trong căn nhà cấp bốn đã cũ và sau đó là ngôi nhà sàn đơn sơ lộng gió bốn phương.

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

Tố Hữu

Theo hoàn cảnh: Người là tấm gương sáng về người lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhất nhưng luôn trung thành, tận tụy vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. Khi nghe tin cậu em Côn ngày nào đã trở thành Chủ tịch nước, bà Thanh và ông Khiêm đều lặn lội đến thăm em. Song họ cũng chỉ có cơ hội hàn huyên, tâm sự ít ngày rồi lại chia tay, bởi Nguyễn Tất Thành còn bao trọng trách phải gồng lên gánh vác.

Mong muốn của Người khi giữ trọng trách Chủ tịch nước – địa vị đỉnh cao của công danh, phú quý và quyền lực là đây “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lâp, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi”.

Tư tưởng và tấm gương “tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào” một lần nữa lại được Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (31/10/1946): “Lần này là lần thứ hai Quốc hội giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội ủy cho tôi hay cho ai cũng phải cố gắng mà làm. Tôi xin nhận. Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan phát tài”.

Những dịp sinh nhật, Người đều tìm từ chối lễ nghi phiền phức của vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng, Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực về đức tính giản dị, trong sáng và đạo lý làm người cao đẹp nhất.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khẳng định, sự trong sáng, giản dị của Bác hoàn toàn không phải là giản đơn, xuề xòa, dễ dãi mà là biểu hiện, kết tinh của một nhân cách văn hóa và cao thượng “tiên ưu, hậu lạc” của bậc thánh nhân, nhà hiền triết Hồ Chí Minh.

* Khiêm tốn

Giữ những chức vụ cao nhất của Nhà nước Việt Nam, một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào cách mạng thế giới, trước sau Người vẫn là Cụ Hồ, là Bác Hồ gần gũi với mọi người, mọi nhà, dù là mầu da, tiếng nói khác nhau. Ðồng chí Song Tùng, Ðại sứ Việt Nam nhiều năm ở nước ngoài có kể một câu chuyện về đạo đức khiêm tốn ấy của Bác như sau:

Sáng ngày 23 tháng 7 năm 1957, trong bữa cơm trưa thân mật, Chủ tịch nước Ba Lan Davátski có hỏi Bác: "Thưa Chủ tịch, đồng chí là một người nổi tiếng về khiêm tốn. Vậy theo đồng chí, khiêm tốn phải thế nào?". Bác trả lời rằng: "Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam. Ðối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Ðối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập. Ðối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta".

Ðịnh nghĩa "khiêm tốn" này của Bác thật là bao trùm, có một "cái gì đó" rất dân tộc, rất Việt Nam trong suốt cả chiều dài lịch sử giữ nước, dựng nước, rất dân gian mà còn "siêu" khoa học, thấu lý, đạt tình.

Một trong những đức tính cần có ở người cán bộ cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở, là: không nên tự mãn, tự kiêu, tự ti; phải thường xuyên học hỏi, cầu tiến bộ. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người phê phán: “Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại , khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng”, “... tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ... Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình... Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại”, đó chính là những căn bệnh kiêu ngạo, hiếu danh, hẹp hòi, tham lam.

Theo Người, đã là người cán bộ cách mạng thì phải biết khiêm tốn, cầu thị, cầu tiến bộ, ham học hỏi: "Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ, đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Đối với đồng chí mình... học cái hay, sửa chữa cái dở...”; tư cách của một người cách mạng là: “Không hiếu danh, không kêu ngạo. Nhẫn nại chịu khó. Hay nghiên cứu xem xét...”.

Bản thân Người cũng thực hành điều này trong cuộc sống đời thường một cách nhuần nhuyễn, nghiêm túc trong mọi cách nói, cách viết, cách tiếp xúc, cách xưng hô, ứng xử với mọi người, ở mọi không gian, thời gian, hoàn cảnh.

Khi nghe tin Cụ Nguyễn Văn Tố nguyên là Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945; sau cách mạng, được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời, là đại biểu Quốc hội khóa I, Trưởng ban Thường trực Quốc hội bị giặc bắt và sát hại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay viết "Lời truy điệu cụ Tố" và kèm bức thư sau đây gửi tới cụ Bùi Bằng Đoàn, một nhà nho, nhờ đọc. Lời lẽ bức thư thể hiện thái độ vô cùng khiêm tốn và cầu thị: "Kính gửi cụ Bùi, Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Tôi muốn có một bài truy điệu cụ Tố. Nhưng nhờ người viết thì không biết nhờ ai. Tự viết lấy thì viết không được, vì xưa nay tôi chưa hề tập viết văn tế. Vậy tôi cứ bạo dạn thảo ra đây, trình cụ xem. Nếu có thể sửa, thì xin cụ sửa giùm. Nếu không thể sửa thì ta làm văn xuôi vậy. Khi tôi thảo xong, đọc lại, nghe khá chướng tai, vì đối với cụ, tôi không dám giấu dốt, cho nên cứ gửi để cụ xem. Mong kỳ Hội đồng sau sẽ được gặp cụ. Kính chúc cụ mạnh khỏe và xin cụ chuyển lời tôi hỏi thăm cụ Phan và cụ Vi. Chào thân ái và quyết thắng".

Hồ Chí Minh viết: "Tự viết lấy thì không viết được, vì xưa nay tôi chưa hề tập viết văn tế". Đó là lời nói thẳng, nói thật, nói rõ ràng về hạn chế của mình mà không viện bất kỳ lý do nào để che giấu cái hạn chế ấy.

Nhà thơ hiện nay có mấy ai đủ can đảm và bản lĩnh nhận xét về sản phẩm của mình như thế này: "Khi tôi thảo xong, đọc lại, nghe khá chướng tai". Để hạ được câu tự nhận xét "nặng ký" ấy với một người địa vị, danh tiếng thấp hơn mình thì không chỉ phải là người thực sự cầu thị mà còn phải là người có tầm văn hóa, trên hết phải là người có bản lĩnh vững vàng, tin ở sự tiến bộ phía trước.

Nhân gian tổng kết: "Văn mình vợ người". Văn mình bao giờ cũng hay, cũng nhất. Thoát khỏi được sự cái tổng kết chết người ấy thật chẳng dễ nếu không có sự tỉnh táo, sáng suốt. Tiến thêm được một bước nữa, là phục người khác lại là điều khó khăn.

Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, gặp nhiều hạng người trong xã hội, bản thân Người sử dụng thành thạo 29 thứ tiếng, tạo lập danh tiếng và sự ngưỡng mộ đối với nhân dân trong nước và thế giới, song Người vẫn khiêm tốn tự nhận mình là người "học trò nhỏ "của các bậc vĩ nhân đại diện cho nền văn minh nhân loại từ Đức Phật thích ca, Đức Chúa Giê su, Khổng tử, K.Mác, Lênin, đến Tôn Trung Sơn, thánh Gandhi, hay nhà văn L. Tônxtôi... Người trân trọng, nâng niu từng tài năng, khiêm nhường gọi Cụ Tố, Cụ Bằng, Cụ Phan, Ông Nguyễn, Ngài Lê Đình Tụng… cũng như khiêm nhường, cung kính trước sự trọng thị, tôn kính của các bậc cao tuổi, các tầng lớp nhân dân.

Sự khiêm nhường, tôn kính ấy càng khiến Người vĩ đại hơn, song như lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Bác: "Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, lớn mà không làm ra vĩ đại, soi sáng mà không choáng ngợp".

Người khiêm tốn tự nhận mình không có công trạng gì, sự nghiệp anh hùng cách mạng Việt Nam là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; còn khuyết điểm thì Người nhận về mình. Hiếm có một lãnh tụ nào trên thế giới đứng trước toàn dân để Tự phê bình, nhận thấy khuyết điểm của mình và cho rằng do mình “tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mong muốn của đồng bào”. Có lẽ, Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ quốc mình, nhưng khi đi vào cõi vĩnh hằng trên ngực áo không hề có bất kỳ một tấm huân, huy chương nào.

Từ sự giản dị, khiêm tốn của Bác, chúng ta nghĩ nhiều về nếp sống hiện nay. Lịch sử đất nước đã sang trang, đất nước và cuộc sống đã có những đổi thay kỳ diệu. Nhưng đất nước ta vẫn đang còn nghèo, bình quân thu nhập của người dân vẫn còn thấp thua nhiều nước trên thế giới và khu vực, nguy cơ lạc hậu còn tiềm ẩn. Thế mà, một số cán bộ làm việc lười biếng, ăn chơi đua đòi, học làm sang, xa rời quần chúng. Một số vừa lên chức lên quyền, chỉ cán bộ xã, phường thôi, cũng đã lên mặt, doạ nạt nhân dân. Báo chí chẳng thèm đọc, chỉ vụ thành tích, vụ lợi, thích nghe lời nịnh hót. Có người lợi dụng những khe hở của cơ chế, tham ô, tham những, lãng phí, ăn chơi phè phỡn.

Nhắc lại vài nét về nếp sống cần kiệm, giản dị, khiêm tốn của lãnh tụ vĩ đại để mỗi chúng ta cùng suy ngẫm, tự nhìn lại mình, cố gắng thực hiện những điều Bác dạy. Ta học Bác bắt đầu bằng cố gắng sống không cầu kì, xa hoa, sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân; bằng cố gắng rèn rũa lời ăn, tiếng nói cẩn thận, không khoa trương, không xa hoa, bóng bẩy, ta học viết ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin trong mỗi văn bản tham mưu…