Câu 1:
Văn bản 1
Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa,…
(Hình ảnh một ngôi nhà trước và sau khi được các bạn trẻ chung tay xây mới)
Đây là những bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” (cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người
(Theo Vũ Thơ, Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi, Báo Thanh Niên, ngày 18/4/2019)
Văn bản 2
Hãy thách thức bản thân: Thách thức bằng những thử thách không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến.
Ví dụ, dù ở nơi không có con mắt của người đời cũng sống chính trực, dù những khi chỉ có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc
Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự.
Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân.
(Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)
a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2.
Phép lặp: thách thức, bản thân.
b. Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng.
Thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng: giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống/ nhằm thay đổi chính mình/ và thay đổi cuộc đời của nhiều người.
c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. \
Chỉ ra một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản: văn bản 1 đề cập đến những thách thức được cả cộng đồng chứng kiến, văn bản 2 đề cập đến những thách thức chỉ bản thân chứng kiến (hoặc văn bản 1 đề cập đến những thách thức có khả năng thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người, văn bản 2 đề cập đến những thách thức giúp ta nhìn lại bản thân và nhận thức rõ giá trị của mình;…)
Chỉ ra một điểm chung về nội dung của hai văn bản: đều đề cập đến vấn đề thách thức bản thân (hoặc đều nêu ra những điều tốt đẹp mà việc thách thức bản thân mang lại;…)
d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng)
Không phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Cần thấy được chỉ nên đối mặt với những thử thách mang ý nghĩa tích cực; tránh những thử thách tiêu cực như hút thuốc, uống bia, đánh nhau, đua xe,… Khi thách thức bản thân, nên cân nhắc hoàn cảnh, điều kiện thực tế để không rơi vào bi quan, tuyệt vọng về khả năng của mình trước những thách thức quá sức.
Câu 2:
Câu chuyện của những cái cây
Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.