Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 105
Điểm GP 26
Điểm SP 45

Người theo dõi (8)

Đang theo dõi (3)

violet
Đỗ Thanh Hải

Câu trả lời:

Có tham khảo trên Internet

Nhớ đến Bác Hồ chúng ta không chỉ nhớ đến một vị lãnh tụ dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng mà chúng ta còn nhớ đến phong thái ung dung, lạc quan của Người. Điều ấy được thể hiện qua một loạt các sáng tác của Bác, nhất là ở tập "Nhật kí trong tù", tiêu biểu là bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào tháng 8 năm 1942:

 

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";

Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?

Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.

Làm sao Bác có thể thờ ơ được với người bạn tri kỷ này đây? Vượt lên mọi sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng tất cả những gì mình có. Đó là phong thái ung dung, sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh Bác Hồ với tình yêu thiên nhiên sâu sắc mà còn thấy được hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ của Người còn thể hiện một tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Chính tình yêu thiên nhiên đã làm nên chất "thép" ngời sáng có sức mạnh chiến thắng mọi nghịch cảnh của Bác. Chất "thép" trong thơ Bác còn là tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân. Nó còn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy cũng được Bác thể hiện trong bài thơ "Tự khuyên mình":

"Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng".

Mặc dù bị ngăn cách bởi những song sắt của nhà tù nhưng người và trăng vẫn hướng đến nhau, vượt qua mọi khoảng cách và rào cản để cùng đồng điệu. Trăng đã "nhòm" tận vào khe cửa để "ngắm nhà thơ" thì hà cớ gì người nghệ sĩ lại từ chối khoảnh khắc đó. Ánh trăng soi chiếu cả không gian, ánh sáng ấy còn tượng trưng cho ánh sáng cách mạng đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Sự đăng đối của hai hình ảnh người và trăng cùng biện pháp nhân hóa "trăng - nhòm khe cửa - ngắm nhà thơ" đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc khắc họa hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiện đại đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Bài thơ có cách kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp lí. Mở đầu bài thơ là từ "ngục trung" và kết thúc bài thơ là từ "thi gia" đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của Bác vượt lên trên hoàn cảnh để có được phong thái ung dung, thư thái ngắm trăng và ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên ấy là một tinh thần "thép" rất đáng trân trọng.

Câu trả lời:

1. Anna: You really have a beautiful dress, Barbara.

Barbara: Thank you, Anna. ______________.

A. This is your pity                 B. That’s a nice compliment

C. No, thanks.                        D. Yes, it was terrible

2. Helen: “Congratulations!” ~ Jane: “______”

A. What a pity!                       B. Thank you.            

C. I’m sorry.                           D. You are welcome.

3. Linda: “ Excuse me! Where ‘s the post office?”

Maria:  “…………………..”

A. Don’t worry                       B. I’m afraid not      

C. Yes, I think so                   D. It’s over there

4. A: “ Bye” ~ B: “…………..”

A. Thank you                          B. Meet you again    

C. See you later                      D. See you lately

5. Alice: “What shall we do this evening?”

Carol: “………………….”

A. Thank you                          B. Not at all

C. No problem                        D. Let’s go out for dinner

6. David: “Merry Christmas!” – Jason: “_____”

A. You are the same!              B. Same for you!        

C. The same to you                D. Happy Christmas with you!

7. A: _____? – B: Once a week

A. How often do you go shopping                             

B. How much do you want

C. Are you sure                                                          

D. When will you get there

8. A: “Sorry I’m late.” –B: “_____”

A. OK                                      B. Don’t worry                       

C. Hold the line, please          D. Go ahead

9. A: “Good morning. My name is Turner. I have a reservation.” –B: “_______”

A. What do you want?    

B. Yes, a single room for two nights

C. I haven’t decided yet. What about you?   

D. What do you like?

10. We all said, “ _________!” before Ba blew out the candles on his birthday cake.

A. Happy anniversary             B. Happy New Year

C. Happy birthday to you       D. Congratulations.

11. “ You look nice in that red shirt” ~ “ _________________”

A. It’s nice of you to say so     B. Am I? Thanks.

C. Oh, poor me                       D. I am interested to hear that.

12.  Let’s jogging. - "Sorry. __________”

A. I quite agree with you.       B. Yes, let’s do that.

C. Great!                           D. That’s a good idea, but I am busy.

13. “ Let’s go to the movie now.” – “ Oh! _______ .”

A. Good idea!        B. I don’t         C. Why’s that?   D. I need it     

14. Mary: “Whose bicycle is that?” Tom: “________ .”

A. No, it’s over there              B. It’s Jane’s             

C. It’s just outside                   D. It’s your

15. “ I think married women should not go to work. How about you?”- “_____ nonsense!”

A. What           B. What a        C. How            D. How a

16. Peter: “How often do you go to school?” Harry: “______.”

A. I go there early                   B. Every day except Sunday

C. I don’t think so                   D. I go there by bus

Câu trả lời:

1. Anna: You really have a beautiful dress, Barbara.

Barbara: Thank you, Anna. ______________.

A. This is your pity                 B. That’s a nice compliment

C. No, thanks.                        D. Yes, it was terrible

2. Helen: “Congratulations!” ~ Jane: “______”

A. What a pity!                       B. Thank you.            

C. I’m sorry.                           D. You are welcome.

3. Linda: “ Excuse me! Where ‘s the post office?”

Maria:  “…………………..”

A. Don’t worry                       B. I’m afraid not      

C. Yes, I think so                   D. It’s over there

4. A: “ Bye” ~ B: “…………..”

A. Thank you                          B. Meet you again    

C. See you later                      D. See you lately

5. Alice: “What shall we do this evening?”

Carol: “………………….”

A. Thank you                          B. Not at all

C. No problem                        D. Let’s go out for dinner

6. David: “Merry Christmas!” – Jason: “_____”

A. You are the same!              B. Same for you!        

C. The same to you                D. Happy Christmas with you!

7. A: _____? – B: Once a week

A. How often do you go shopping                             

B. How much do you want

C. Are you sure                                                          

D. When will you get there

8. A: “Sorry I’m late.” –B: “_____”

A. OK                                      B. Don’t worry                       

C. Hold the line, please          D. Go ahead

9. A: “Good morning. My name is Turner. I have a reservation.” –B: “_______”

A. What do you want?    

B. Yes, a single room for two nights

C. I haven’t decided yet. What about you?   

D. What do you like?

10. We all said, “ _________!” before Ba blew out the candles on his birthday cake.

A. Happy anniversary             B. Happy New Year

C. Happy birthday to you       D. Congratulations.

11. “ You look nice in that red shirt” ~ “ _________________”

A. It’s nice of you to say so     B. Am I? Thanks.

C. Oh, poor me                       D. I am interested to hear that.

12.  Let’s jogging. - "Sorry. __________”

A. I quite agree with you.       B. Yes, let’s do that.

C. Great!                           D. That’s a good idea, but I am busy.

13. “ Let’s go to the movie now.” – “ Oh! _______ .”

A. Good idea!        B. I don’t         C. Why’s that?   D. I need it     

14. Mary: “Whose bicycle is that?” Tom: “________ .”

A. No, it’s over there              B. It’s Jane’s             

C. It’s just outside                   D. It’s your

15. “ I think married women should not go to work. How about you?”- “_____ nonsense!”

A. What           B. What a        C. How            D. How a

16. Peter: “How often do you go to school?” Harry: “______.”

A. I go there early                   B. Every day except Sunday

C. I don’t think so                   D. I go there by bus

Câu trả lời:

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?)

Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tác giả là ai?

 Nguyễn Dữ

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.