Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (4)

Khánh Nguyễn
Hải Yến
ngocduyenn

Đang theo dõi (34)

Trịnh Long
Hồng Phúc
Huy Nguyen
Hoàng Tử Hà

Câu trả lời:

* Sự ra đời của giấy viết

Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ ghi chép lại để truyền bá văn hóa, tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đầu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách.Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân trên cơ sở của giấy Tây Hán đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách... để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là "giấy Sài Hầu".

 

* Nghề in ấn ra đời

 

Sau khi giấy được sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế các thanh tre và các tấm vải để dùng viết sách. Nhưng thời đó vẫn chưa phát minh ra nghề in. Một cuốn sách muốn nhân bản thành nhiều cuốn khác nhau phải tốn rất nhiều công, thời gian, ảnh hưởng tới việc phổ cập, truyền bá văn hóa.Khởi nguồn của nghề in trước hết phải nói đến các con dấu và bia khắc. Con dấu là các hình và chữ khắc trên ngọc, gỗ hoặc đá, chúng xuất hiện sớm nhất vào thời Xuân thu Chiến quốc.Theo sử ký, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, muốn chiến công của mình được lưu lại muôn đời, ông đã cho khắc vào bia đá ở nhiều nơi. Năm 175, theo đề nghị của nhà học giả Sái Ung, hoàng đế đã sai khắc "Ngũ Kinh" của đạo Nho vào bia đá để các học sinh viết theo. Hai trăm năm sau, có người đã phát minh ra phương pháp "vỗ" vào bia đá, tạo ra ấn phẩm đầu tiên trên thế giới. 

 

 

Việc sử dụng con dấu và đá khắc lâu đài đã tạo điều kiện cho nghề in ra đời. Tổ tiên ta khi sử dụng con dấu, vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp bùn in mỏng, gọi là "phong nê" (phủ bùn). Từ sự gợi ý của con dấu, người ta khắc những trang sách lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu rồi đem in. bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn "Kinh Kim Cương" vào năm Hàm Thông thứ 9 đời Đường, tức năm 686

 

Phát minh in bằng bản khắc đã đưa nghề in tiến bộ thêm một bước lớn, nhưng in một cuốn sách vẫn mất quá nhiều thời gian, cần phải cải tiến. Trải qua rất nhiều cố gắng, đến đời Tống, Tất Thăng đã phát minh ra lối in chữ rời. Ông đã lấy keo đất làm thành các phôi theo cùng một quy cách. Một đầu khắc chữ ngược bỏ vào lò nung cho cứng lại, thế là thành các chữ rời (bằng sứ). 

 

Chữ rời được xếp thành bảng, dùng một khung ván bằng sắt, trước hết quét lên ván sắt một lớp sáp và nhựa thông, sau đó nhặt một chữ rời xếp vào trong khung. Xếp đầy một khung làm thành một bản, sau đó hơ lên lửa, sáp và nhựa thông sẽ chảy ra, người ta lại lấy mặt ván phẳng ép lên, sáp và nhựa thông đông cứng lại, chữ rời sẽ bám chặt vào ván sắt, lúc này chúng ta có thể quét mực đặt giấy, lăn ép để in. Phát minh này sau đó được cải tiến lên với các chữ rời bằng đồng, chì...Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hóa trên toàn thế giới.

 

Ngày nay, nghề in càng được hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại.

#Chucbanhoctot#