Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 45
Số lượng câu trả lời 1109
Điểm GP 88
Điểm SP 41

Người theo dõi (96)

Đang theo dõi (188)


Câu trả lời:

TTO - Đúng là nhóm HIV dương tính đầu tiên là những anh chị em tiêm chích ma túy hay mại dâm. Nhưng ngày nay, như thường nói: “HIV không chừa một ai”, số người dương tính ngoài đối tượng này ngày càng đông: công nhân, viên chức, tân binh, các bà nội trợ hiền lành, trẻ thơ vô tội. Và có thể ngay bạn và tôi nếu rủi ro bị truyền máu dương tính !

Trong tuyên truyền thì ta luôn “kết chùm HIV với ma túy và mại dâm”. Nhiều nhà quan sát quốc tế lưu ý ta về điểm này. Khi bị kết chùm với tệ nạn xã hội thì dư luận sẽ coi họ là phạm nhân, là những kẻ xấu xa thay vì là những bệnh nhân. Còn người bệnh thì làm sao tránh khỏi buồn tủi, mặc cảm. Cho nên dù có kêu gọi cách mấy để người nhiễm HIV được xã hội chấp nhận, cách kết chùm nói lên thành kiến sâu sắc, tiềm ẩn ngay ở trong tuyên truyền giáo dục.

Thật ra, từ “tệ nạn xã hội” cũng gây nhiều băn khoăn cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Họ luôn luôn dè dặt tạm dịch từ này là “social evils” (với ngoặc kép). Vì các kiểu đánh giá, phê phán con người như vậy không còn trong ngôn ngữ khoa học nữa. Ta có thể không đồng tình với hành động này, hành vi kia, nhưng không thể lên án con người vì họ một phần hay toàn phần là nạn nhân. Thái độ phê phán là cấm kỵ trong tư vấn tâm lý hay công tác xã hội, vì ngay từ đầu bạn sẽ thất bại nếu không tôn trọng vô điều kiện con người đang đứng trước mặt bạn.

Từ “vấn đề xã hội” (social problems) được thông dụng với nội dung trung lập vì vấn đề xã hội là hậu quả của một quá trình, một diễn tiến xuất phát trước tiên từ khiếm khuyết trong chính sách và quản lý. Và trong quá trình này người yếu kém dễ bị tổn thương.

Trước kia tôi không hiểu nổi. Giờ đây với hoàn cảnh cụ thể của VN, tôi mới hiểu ra cách phân cấp trình độ phát triển nhận thức của một xã hội do các nhà khoa học thế giới theo ba cấp. Đó là cách nhìn của xã hội đối với nạn nhân của các vấn đề xã hội.

Cấp I - cái nhìn đạo đức: những người có vấn đề hay gặp khó khăn bị lên án như lúc đầu chúng ta gọi trẻ trong hoàn cảnh khó khăn là “trẻ em hư”, sau đó giảm nhẹ thành “chưa ngoan”.

 

Cấp II - cái nhìn y học: chúng ta xem họ là bệnh nhân và nỗ lực chữa trị. Giờ đây ta dùng cái từ trung lập là “trẻ trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” và lo nơi ăn chốn ở, học hành, chăm sóc, sức khỏe, dạy bảo chúng. Cũng như giờ đây trong hoạt động phòng chống AIDS ta nhấn mạnh: “Không có nhóm nguy cơ mà hành vi nguy cơ”.

Cấp III- cái nhìn giáo dục: là cái nhìn thấy được những điểm tích cực nơi bất cứ cá nhân nào và nơi họ có nhiều tiềm lực để tự vươn lên. Cái nhìn y học có đỡ hơn nhưng còn bao cấp, làm thay, làm thế và không tin tưởng ở đối tượng.

Cấp độ nhận thức hiện đại nhất là không kết tội cũng không thương hại mà một sự tôn trọng và tin tưởng tuyệt đối ở đối tượng. Thành quả của cách nhìn này dẫn tới những phương pháp can thiệp mới mà người đóng vai trò chính là những người có vấn đề. Ví dụ như gần đây có vài thể nghiệm khá thành công trong nghiên cứu trẻ do chính trẻ làm, hiệu quả của các nhóm đồng đẳng, bạn giúp bạn... Đó cũng là triết lý và phương pháp của phát triển cộng đồng.

Nếu nhìn vào cách phân cấp trên thì bạn thấy VN ta về nhận thức xã hội đang ở cấp nào ? Chắc tùy từng vấn đề một, nhưng còn phải phấn đấu nhiều. Và chỉ khi nào chữ “tệ nạn xã hội” được thay thế bằng một từ khoa học và trung lập hơn thì mới có hi vọng đạt được nhiều kết quả.

Các nhà khoa học còn nói một chuyện buồn cười là ở cấp I, khi con người hay bị lên án về đạo đức thì nếp sống hai mặt hay đạo đức giả lại rất thịnh hành!

(à mà chia sẻ chút lun là mẹ mk bị tai nạn nghề nghiệp ,bị thằng bệnh nhân mất dạy dâm kim tim vào tay ,giờ mẹ mk đang dương tính vs HIV này :( )

Câu trả lời:

1. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong Luật giáo dục

Theo quy định của pháp luật thì mục tiêu giáo dục của đất nước ta là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức tốt, có tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có tinh thần và  lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Các hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

So với luật giáo dục năm 2005 thì luật giáo dục mới nhất đã quy định rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ của công dân như sau:

 Hiện nay, pháp luật đã quy định rất cụ thể thì việc học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc nào của Việt Nam, bất kể thuộc tôn giáo nào, theo tín ngưỡng nào, không phân biết giới tính nam nữ, đặc điểm cá nhân ra sao, nguồn gốc gia đình từ đâu, địa vị xã hội cao hay thấp , hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

+ Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục không hạn chế tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách phát triển giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, bảo đảm giáo dục hòa nhập với quốc tế , tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình một cách tốt nhất.

Nhà nước tạo điều kiện ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập bình đẳng về cơ hội học tập và tiếp cận kiến thức.

Mọi công dân có quyền học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục đã ban hành các chương trình đào tạo.

Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, mọi công dân tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

Mọi công dân tích cực tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực của từng người. từng đối tượng.

Khi đi học thì người học có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục nơi mình đang học tập.

Xem thêm: Quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập cho trẻ em

Mọi công dân góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của cơ sở giáo dục.

Mọi công dân không phân biệt giai cấp đều có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

Mọi người được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, tìm tòi, tiếp cận thông tin phục vụ cho việc học, rèn luyện của mình.

Khi đang theo học nếu người học đủ điều kiện thì có quyền được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

Công dân được quyền yêu cầu được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh phát triển một cách tốt nhất..

Sau khi người học kết thúc chương trình đào tạo thì có quyền được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

Khi đang học tập trung tại các cơ sở đào tạo thì người học được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Khi đi học thì có quyền được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục nơi mình đang theo học.

Xem thêm: Chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với con thương binh hạng 4/4

 Mọi công dân có quyền được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học và các quyền lợi ích chính đáng khác.

Công dân còn có quyền hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Học sinh, sinh viên có quyền được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung cơ bản quyền và nghĩa vụ học tập

Quyền học tập của công dân được nhà nước công nhận và bảo hộ, bảo vệ được quy định cụ thể, thể hiện trong các văn bản pháp luật như hiến pháp, trong các văn bản luật như luật giáo dục năm 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Không một lí do gì, không có một sự phân biệt nào giữa các công dân thực hiện các quyền của mình như các quyền tự do cư trú, cũng như mọi công dân đều có quyền học tâp không có ai bị hạn chế các quyền này từ mọi cấp học từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và hệ sau đại học.

Mọi công dân có quyền đều bình đẳng về cơ hội học tập không có một sự phân biệt nào về giới tính, tôn giáo, vùng miền, địa vị xã hội.

Quyền học tập của công dân thể hiện ở chỗ là các công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với sức khỏe, năng khiếu của mình, với sở thích của mình và điều kiện kinh tế của mình để tham gia học tập phù hợp với thời gian của mình, có thể học thường xuyên liên tục hoặc học suốt đời theo nhu cầu và khả năng của mình.

Công dân có quyền học tập, sáng tạo và phát triển để thể hiện bản thân, trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức thể hiện bản chất tốt để con người được phát triển một cách toàn diện trở thành những công dan tốt góp phần vào sự nghiệp đưa nước ta ngày càng phát triển để cùng sánh với năm châu, hội nhập quốc tế. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Xem thêm: Định hướng xây dựng chương trình mới, sách giáo khoa mới

Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm bảo đảm nhu cầu học tập và nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người nhằm thực hiện chế độ công bằng xã hội trong giáo dục để ai cũng có thể đến trường học tập, sáng tạo, trở thành người tài năng, học giỏi trở thành những công dân ưu tú nhân tài  giúp ích cho quê hương, đất nước.

3. Tại sao nói học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

quyen-va-nghia-vu-hoc-tap-cua-cong-dan-trong-luat-giao-duc%281%29

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Khi học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Vậy quyền có thể được hiểu là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhân công nhận cho được hưởng, được làm, đòi hỏi. Cho nên quyền học tập này là quyền được nhà nước pháp quyền bảo hộ cho phép công dân không phân biệt, thuộc mọi thành phần, thuộc bất kỳ mọi tầng lớp không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, địa vị xã hội được pháp luật bảo đảm như một quyền của công dân như quyền được sống tự do, quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc…

Ngoài ra, ngoài việc có quyền học tập thì công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ của mình nó là bổn phận của con người cho nên nó là việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức xã hội quy định. Vì vậy, công dân phải có nghĩa vụ phải học tập không chỉ để thể hiện cho bản thân mình mà còn thể hiện trách nhiệm với giá đình, trách nhiệm với quê hương, đất nước góp phần phát triển đất nước ngày một tiến lên.

+ Qúa trình học tập là một quá trình lâu dài mà mọi người tìm tòi, học hỏi nhằm tiếp cận những nguồn kiến thức mới khác nhau của xã hội. vì con người có thể học ở mọi nơi, mọi lúc.

Có thể nói học tập là một quyền lợi luôn được nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi công dân có thể đi học không phân biệt đối tượng đều có thể đi học và có chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí đối với những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Việc học mang đến cho người học tri thức, sự hiểu biết, để mở mang trí tuệ, tạo chỗ đứng trong xã hội và nó cũng là một nghĩa vụ nhiệm vụ thiết yếu của công dân để trở thành người tài, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước thực hiện ước mơ, hoài bão của bản thân.

Có thể nói học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân thể hiện rõ qua các chính sách phát triển giáo dục, các chính sách của nhà nước trong việc nâng cao phát triển công dân tích cực tham gia học tập.

Vì vây, học tập là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong đời sống hàng ngày và trong công tác tuyên truyền quyền học tập và xóa mù chữ, như một cuộc cách mạng xóa đói giảm nghèo.

Việc tìm hiểu học tập, sáng tạo của mọi người là không có một sự giới hạn nào, có rất nhiều cái phải học và cũng có rất nhiều cách để học. có thể học ở nhiều nơi như học ở trường, ở lớp, học trên mạng internet, học trong cuộc sống, học trong môi trường làm việc, học ở nhà, học ở trong nước, hoặc học ở nước ngoài, học hỏi ở bạn bè, gia đình, người thân, thầy cô, tự học, tự nghiên cứu để tiếp thu cái mới, kiến thức mới không học sẽ bị thụt lùi, lạc hậu với sự phát triển của thế giới luôn vận động không ngừng phát triển, không ngừng nâng cao phát triển bản thân để hội nhập với thế giới.

Cho nên học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của bất kỳ công dân nào, có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau, học văn hóa, học năng khiếu được nhà nước và xã hội hết sức tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để mọi công dân được học tập phát triển tài năng giúp cho đất nước phát triển ngày càng lớn mạnh, phát triển bền vững, giàu mạnh văn minh.

Câu trả lời:

Cấu tạo của Thận

Mỗi quả thận có chiều dài khoảng 10-12,5 cm, chiều rộng 5-6 cm, độ dày 3-4 cm và nặng khoảng 150 gam. Có hai bờ, một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bởi vỏ xơ. Hai quả thận quay bờ lõm vào nhau, ở chính giữa có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ khoảng 1 triệu đơn vị chức năng của thận là nephron.  Chỉ cần 25% số nephron hoạt động bình thường cũng đảm bảo được chức năng của thận. Chiều dài một nephron là 35-50 mm. Tổng chiều dài của toàn bộ nephron của hai thận có thể lên tới 70-100 km. Người ta chia nephron thành 2 loại:

Nephron vỏ: có cầu thận nằm ở vùng vỏ thận, có quai Henle ngắn và cắm vào phần ngoài của tủy thận. Khoảng 85% số nephron là nephron loại này.

Nephron cận tủy: cầu thận nằm ở nơi vùng vỏ tiếp giáp với phần tủy thận, có quai Henle dài và cắm sâu vào vùng tủy thận. Các nephron này rất quan trọng đối với việc cô đặc nước tiểu nhờ hệ thống nhân nồng độ ngược dòng.

Mỗi đơn vị chức năng thận gồm cầu thận và các ống thận.

Thận gồm 2 vùng: vùng vỏ là vùng ngoài cùng của thận có màu đỏ hoặc đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm. Phần kế tiếp là vùng tủy và các bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Quá trình lọc máu diễn ra tại cầu thận nhờ màng lọc cầu thận, sự chênh lệch áp suất giữa bên trong cầu thận và tạo lực đẩy các chất qua màng. Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc sẽ được giữ lại theo động mạch trở lại cơ thể. Các chất qua màng hình thành nước tiểu đầu được chuyển đến ống thận.