Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 45
Số lượng câu trả lời 1109
Điểm GP 88
Điểm SP 41

Người theo dõi (96)

Đang theo dõi (188)


NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, vãn chương, nhưng trong văn bản khoa học, hành chính – công vụ thì không nên dùng hàm ý.

2. Dựa vào nghĩa tường minh để xác định hàm ý trong câu.Tuy nhiên, không phải bao giờ người nghe cũng nhận ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:

– Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

– Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

3. – Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu:

+ Một trong những cách phổ biến là cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô.

Ví dụ: – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giư nguy vạt áo ra, bảo:

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Lợn cưới, áo mới)

Các từ ngữ in đậm vi phạm phương châm về lượng, có hàm ý khoe khoang.

+ Sử dụng hành động nói gián tiếp cũng là một cách để tạo hàm ý.

Ví dụ: – Củ gì thế này? – Bác lái xe hỏi.

– Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

(Nguyền Thành Long)

Câu in đậm là câu hỏi nhưng được dùng với hàm ý khẳng định: Hôm trước bác bảo bác gái vừa ốm dậy nên cháu biếu bác gái để bổi bổ sức khoẻ.

– Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt.

II – LUYỆN TẬP

1. Đọc các đoạn trích sau và cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao? Xác định hàm ý của câu (nếu có).

a) Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

– Liệu có thật kltôriẹ hở bác? Hay là chỉ lại…

– Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thẳng chủ tịch mà đi cơ ông ạ.

(Kim Lân)

b) Đê khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

 Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giói thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!

(Nguyễn Thành Long)

2. Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích dưới đây. Hàm ý đó được tạo nên bằng cách nào? Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mù không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

(R. Ta-go)

3. Tìm câu chứa hàm ý trong các đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.

a) Chuột chù chê khỉ rằng hôi,

Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm”.

(Ca dao)

b) Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

   Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

   Để ta chiếm lấy riêng phẩn bí mật?

  – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ)

c) Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

– Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

(Nam Cao)

4. Xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong những câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

5. Viết một đoạn hội thoại trong đó có câu chứa hàm ý. Chỉ ra hàm ý đó.

Gợi ý

1. Cần nắm vững khái niệm hàm ý, tìm hiểu hoàn cảnh xuất hiện câu nói để xác định câu in đậm nêu trong đề bài có hàm ý hay không.

a) Câu Hay là chỉ lại… không chứa hàm ý. Đó chỉ là một câu nói dở dang.

b) Câu nói của người con trai có hàm ý: cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa mới xứng đáng.

Xem thêm: Xưng hô trong hội thoại – Ngữ dụng học Tiếng Việt lớp 9

2. Cần xác định người nói và người nghe, tìm hiểu hoàn cảnh giao tiếp để tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích.

– Hàm ý của câu nói: mình không thể đến “rìa biển cả” để vui chơi cùng các bạn vì mình không thể xa mẹ được (từ chối lời mời mọc, rủ rê của những người trong sóng).

– Hàm ý đó được tạo nên bằng cách vi phạm phương châm quan hệ (câu trả lời của em bé có vẻ không liên quan đến lời rủ rê của những người trong sóng) và sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp (câu hỏi nhưng được dùng với mục đích khẳng định).

– Người nghe là những người trong sóng hiểu rõ hàm ý của em bé nên họ mỉm cười và nhảy múa lướt qua.

3. a) – Câu chứa hàm ý: Cả họ mày thơm.

– Hàm ý: mỉa mai, châm biếm chuột chù. Qua đó, bài ca dao ngụ ý phê phán những người không những không nhận thức rõ về khuyết điểm của bản thân mà còn hay chê bai người khác.

b) – Câu chứa hàm ý: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

– Hàm ý: Sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt của con hổ.

c) – Câu chứa hàm ý: Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

– Hàm ý: Tôi cũng không sung sướng hơn cụ.

4. HS cần phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý trong một phát ngôn.

– Phần nghĩa tường minh ở đây là: Bao giờ cá chạch đẻ ở trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng à dưới nước thì ta sẽ lấy mình.

– Hàm ý trong câu ca dao: Không bao giờ ta lấy mình.

– Căn cứ vào phần nghĩa tường minh để xác định hàm ý. Phần tường minh nêu điều kiện dẫn đến hôn nhân: bao giờ cá chạch đẻ trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng dưới nước thì ta lấy mình. Nhưng vì không bao giờ có chuyện đó nên không bao giờ có chuyện ta lấy mình.

5. Hs tự chọn chủ đề, đưa ra tình huống giao tiếp cụ thể và xây dựng đoạn hội thoại có câu chứa hàm ý rồi chỉ ra hàm ý đó.

Câu trả lời:

tk#

Mẹ kính yêu!

Từ bao lâu nay, con đã luôn thôi thúc để viết một bức thư cho mẹ. Thế nhưng, lạ kì thay, cứ mỗi khi cầm bút viết là dù cho dòng cảm xúc trong con cứ mặc sức tuôn chảy nhưng ngòi bút trên tay con lại không đủ sức để viết lên lấy một con chữ. Dẫu vậy, xin mẹ đừng nghĩ con trai mẹ là một đứa trẻ khô khan và con cũng xin mẹ đừng bao giờ nghi ngờ về tình yêu mà con dành cho mẹ.

Mẹ ơi! Hôm nay, ở trên lớp, cô giáo con triển khai nhiều hoạt động để tri ân mẹ nhân dịp 20/10 đấy! Bạn con: có đứa làm thiệp, đứa lại làm hoa, còn con, con viết bức thư này để gửi tặng mẹ yêu dấu.

Mẹ biết không, mẹ là điểm tựa lớn lao và vững chắc cho con trong cuộc đời này. Con biết nghề làm mẹ tuy khó nhưng đó lại là nghề vinh quang nhất, đáng được tự hào nhất.


Con còn nhớ như in khi chúng ta còn đúng nghĩa là một gia đình: mẹ - con - và ba. Ngày ấy, mẹ đã yêu thương con biết chừng nào, chăm chút cho gia đình biết bao nhiêu. Con ước sao được quay trở lại những ngày tháng ấy, để con lại được mẹ khẽ gõ đầu mỗi khi làm sai một bài tập, để lại được mẹ trau chuốt cho bộ quần áo mỗi khi đến trường và lại được vùi đầu vào lòng mẹ để thả sức mơ những giấc mơ cổ tích. Nhưng ... ngày ấy nay còn đâu ...

Mẹ! Con trai mẹ giờ không còn là thằng nhóc cứng đầu không hiểu chuyện: giận dỗi ba, ghét mẹ khi hai người li hôn. Giờ đây, con đã là một học sinh lớp 7, con trai mẹ đã lớn khôn nhiều rồi mẹ ạ. Giờ đây, con không còn trách cứ ba mẹ nữa đâu. Con thương ba, con cũng yêu mẹ và không hề giận hai người. Con biết ba mẹ cũng luôn yêu con, chỉ là người lớn có những suy nghĩ và lí lẽ riêng của họ và thi thoảng suy nghĩ của người lớn không chịu lớn bằng trẻ con thôi.

Mẹ ơi! Mai này con lớn lên, con cũng sẽ dạy cho con mình biết yêu quý mẹ của nó, phải biết kính trọng bà nội của mình , bởi như cô giáo con từng dạy: "Mẹ là món quà vô song mà Thượng Đế đã gửi tặng xuống trần gian".

Mẹ, cảm ơn mẹ vì đã đánh đổi những giọt nước mắt để cho con có được nụ cười. Con cảm ơn vì mẹ đã đưa con đến với cuộc đời này. Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã là mẹ của con và con luôn tự hào vì được là con của mẹ.

Mẹ, con hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để mai này kiếm tiền nuôi mẹ, nuôi ba. Con sẽ quyết tâm để không làm mẹ phải thất vọng. Vậy nên trong mỗi ước mơ của con, trong mỗi quyết tâm của con, mẹ hãy luôn ở bên mẹ nhé!

Mẹ biết không, giờ này con chỉ muốn chạy thật nhanh về với mẹ, ôm mẹ thật chặt và nói: Mẹ, con yêu mẹ nhiều lắm!"