HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Tác dụng của các từ láy "riêu riêu", "lành lạnh", "xa xa". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Khắc họa cảnh vật và khung cạnh thiên nhiên sống động hiện ra trước mắt người đọc. Ta cảm nhận một mùa xuân Việt Bắc bời bời sức sống đang hiện ra trước mắt
Biện pháp so sánh "Tiếng việt" như "bùn"; "lụa"; "ống tre ngà" và mềm mại như "tơ"
Tác dụng:
- Gợi sự gần gũi gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân
- Cho thấy tình yêu và sự trân trọng của tác giả đối với tiếng Việt
a. Biện pháp tu từ ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" - quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, đầy bao dung.
- Tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ gợi hình gợi cảm
- Cho thấy nghĩa tình không bao giờ thay đổi không bao giờ vơi cạn của quá khứ, đất nước và nhân dân
- Nhắc nhở chúng ta về lối sống ân tình thủy chung, trân trọng quá khứ.
b. Biện pháp nhân hóa "thuyền" - "nhớ" và "bến" - "một dạ khăng khăng đợi thuyền" kết hợp cùng biện pháp ẩn dụ thuyền và bến.
- Tăng giá trị biểu đạt, làm lời ca dao gợi hình gợi cảm
- Bến ẩn dụ cho người con gái, thuyền ẩn dụ cho người con trai. Qua đó muốn thể hiện sự thủy chung trong tình yêu của người con gái dành cho người mình yêu
Câu 7: Cuối cùng Mạnh quyết định gói nửa củ khoai vào giấy báo và cho cậu bé ăn xin. Nếu em là nhân vật trong chuyện em cũng sẽ cư xử với hai ông cháu lão ăn mày trong truyện. Vì đó là cách em giúp đỡ phần nào cho số phận bất hạnh của họ nhưng không động đến lòng tự trọng của người ta.
Câu 8: Mạnh vừa hổ thẹn rồi lại được trở về “sống trọn vẹn với cmar giá ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá" vì Mạnh thấy vui khi đã làm được một việc tốt chia sẻ với một số phận bất hạnh như cậu bé ăn mà kia. Đó là niềm vui khi làm được một việc tử tế mang lại hạnh phúc cho người khác.
Câu 9:
Sau khi làm được việc tốt em cảm thấy hạnh phúc và phấn khích. Dường như khi ấy trái tim đều được lấp đầy bằng niềm vui khi giúp đỡ người khác. Tâm hồn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn vì em cảm thấy mình trở thành một người có ích cho xã hội. Sau đó, em tự hứa với lòng mình là sẽ làm nhiều việc tử tế hơn nữa. Em hi vọng có thể lan tỏa những điều tốt đẹp đến khắp muôn nơi.
Câu 4: Các chi tiết gợi tả hành động, thái độ của Mạnh đối với hai ông cháu lão ăn mày khi khoai sắp chin:
- Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần.
- Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa.
Mạnh hành động như vậy là vì khó xử. Cậu muốn ăn củ khoai lang nướng khó khăn lắm mới tìm được nhưng lại ngại hai ông cháu ăn xin khiến cậu có cảm giác tội lỗi trong lòng.
Câu 5:
Tác giả nói họ là người có tự trọng vì ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Họ chỉ muốn xin lửa chứ không có ý định xin củ khoai của Mạnh dù bản thân họ cũng đang lâm vào hoàn cảnh đói rách khó khăn.
Em đồng ý với ý kiến của tác giả. Hai ông cháu dù là người ăn xin nhưng họ cũng không lợi dụng hoàn cảnh tội nghiệp của mình để cầu sự thương hại từ người khác.
Câu 6: Khi tiếng bước chân hai ông cháu xa dần, “nỗi chờ đón háo hức lúc trước” của Mạnh cũng tiêu tan mất vì Mạnh cảm thấy có lỗi khi không giúp được cho họ. Thậm chí cậu cảm thấy hành động của mình có phần ích kỉ khiến cậu thấy xấu hổ với hai ông cháu ăn xin.
Câu 1: Câu chuyện xảy ra vào thời điểm chớm vào hè. Truyện được kể bằng ngôi kể thứ ba.
Câu 2: Tác dụng của trạng ngữ "sau trận mưa rào": bổ sung thêm thông tin về thời gian xảy ra sự kiện.
Câu 3: Biện pháp tu từ nói quá "những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra thứ hương thơm chết người". Tác dụng:
- Cho thấy sức hấp dẫn của một củ khoai lang nướng đối với một đứa trẻ như Mạnh.
Bài tập 1:
a. "miền Nam" trong đoạn thơ là chỉ về vùng miền của đất nước ta.
b. "miền Nam" ở đây là hình ảnh hoán dụ chỉ đồng bào ở miền Nam. Đây là hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Bài tập 2:
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em thấy giữa người và trâu có mối quan hệ gắn bó thân thiết giống như những người bạn.
Tác dụng của dấu chấm lửng trên là làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một sự kiện bất ngờ. Ở đây chính là người mẹ cầm nón vẫy nhân vậy tôi
9. Biện pháp nhân hóa "trâu ơi" - gọi trâu bằng từ ngữ như gọi một con người.
- Cho thấy sự thân thiết gắn bó sâu sắc giữa người và trâu trong công việc đồng áng. Ở đây con người coi con trâu giống như một người bạn thân thiết.
10. Biện pháp tu từ so sánh qua từ "trông như": trăng khuyết - con thuyền trôi
- Miêu tả vẻ đẹp của vầng trăng khuyết một cách gợi tả gợi cảm khiến người đọc tưởng tượng ra một khung cảnh đêm trăng yên bình đầy thơ mộng.
7. Biện pháp tu từ "mà bươi" - "mười ba"
- Tạo sự hài hước, dí dỏm trong câu đố gây bất ngờ với người đọc
- Cho thấy trí tuệ và sức sáng tạo của ông cha ta
8. Biện pháp tu từ nhân hóa đèn "khoe", câu hỏi tu từ "đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn".
- Nhấn mạnh lời khoe khoang của đèn so với trăng nhưng câu hỏi tu từ đã bác bỏ những lời khoe khoang ấy
- Khuyên con người chúng ta trong cuộc sống cần phải biết khiêm tốn để không ngừng nỗ lực hoàn thiện hơn.