Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 100
Số lượng câu trả lời 105
Điểm GP 0
Điểm SP 31

Người theo dõi (7)

mr 1997
9323

Đang theo dõi (2)

doquynhanh

doquynhanh

2. Thân bài

a. Giải thích

Điều gì đó lớn lao: việc làm to lớn, vĩ đại, lớn lao, được vinh danh, được nổi tiếng, giúp cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Những điều rất nhỏ: là những việc làm đơn giản, giản bị, bình dị tưởng như bình thường trong cuộc sống.

→ Câu nói là một lời khẳng định về giá trị của sự thành công hay một điều gì đó trong cuộc sống được thêu dệt nên bởi những điều bình dị trong cuộc sống. Câu nói cũng chính là bài học quý dạy ta biết quý trọng mỗi phút giây trong hiện tại.

b. Phân tích

Con người ai cũng có những mong muốn, dự định lớn lao cho tương lai; tuy nhiên, chính những mong muốn và dự định này đôi khi làm cho con người chỉ lo thực hiện cho bằng được mà quên đi những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống.

Những điều nhỏ bé mà đẹp đẽ sẽ giúp chúng ta gặp được nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, giúp tâm hồn chúng ta luôn thanh thản, thoải mái, cảm thấy lạc quan và tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống. Chính những điều nhỏ bé, giản dị sẽ giúp người với người sống chân thành, gần gũi, cởi mở hơn.

Chúng ta cần biết quý trọng mỗi phút giây cũng như những điều nhỏ trong cuộc sống. Cần biết sống đẹp và văn minh, biết trau dồi những tình cảm đẹp đẽ, có lối sống tử tế. Sống giàu tình yêu thương, đồng thời biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ, yêu thương chính những người thân, những người sống gần gũi quanh mình để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết trân trọng và tận hưởng cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất và luôn hạnh phúc để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng cuộc sống của mình, không bằng lòng với cuộc sống của mình. Lại có những người mải mê chạy theo những thứ vật chất, hào nhoáng mà đánh mất chính bản thân mình,… Những người này thật đáng bị phê phán và cần thay đổi lối sống của bản thân.

Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc qua câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.

Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.

Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

quocthinh091319:21

Chiếc cặp sách đã là người bạn thân thiết với em trong suốt hơn một năm qua. Nó luôn đồng hành cùng với em mỗi ngày tới trường, chứa đựng cả một kho tàng tri thức bên trong đó, vì vậy mà em luôn yêu quý và trân trọng nó.

 

Có thể hình dung chiếc cặp sách của em là một chiếc ba lô cỡ vừa có gắn một cần kéo và hai bánh xe nhỏ bên dưới giúp em có thể kéo nó một cách nhẹ nhàng trên mặt đất. Chiếc cặp của em không khoác lên mình bộ cánh sặc sỡ nhiều màu hay một tấm hình siêu nhân người nhện như hầu hết những chiếc cặp của bạn bè. Chiếc cặp của em chỉ có một màu duy nhất một màu xanh lam đậm. Màu sắc đơn giản nhưng điểm làm cho chiếc cặp của em trở nên thu hút là toàn bộ mặt trước của chiếc cặp, chỉ trừ một ngăn nhỏ phía dưới để đựng hộp bút thì phần còn lại được làm bằng nhựa trong suốt. Ai cũng có thể nhìn thấy toàn bộ những gì mà em đang đựng ở ngăn ngoài cùng này. Toàn bộ sách vở và đồ dùng học tập được em bố trí gọn gàng ở hai ngăn trong. Đồ ăn nhẹ và nước uống được để ở hai ngăn nhỏ bên hông. Riêng ngăn ngoài cùng trong suốt đó em dành để những điều thật đặc biệt. Khi thì những mẫu đồ chơi nhỏ mà tất cả những đứa trẻ như chúng em đều đang săn lùng. Khi thì những bức tranh do chính tay em vẽ mà ai nhìn vào cũng phải khen ngợi. Khi thì những bài kiểm tra mới tinh cô vừa trả trên lớp hay những phần thưởng những phiếu điểm tốt, hoa điểm mười mà em giành được. Cách sắp xếp như vậy vô tình gây được rất nhiều sự chú ý của bạn bè nhưng điều làm em vui và hạnh phúc nhất chính là thu hút được sự chú ý của mẹ.

Mẹ em bận lắm, nhà chỉ có hai mẹ con mà em chỉ có thể gặp mẹ vào buổi sáng và tối hẳn khi chuẩn bị đến giờ ăn tối. Em rất sợ nhỡ như mẹ bận quá mà quên mất mình nên ngày nào khi đi học về vừa về đến cầu thang dẫn lên tầng hai em không mang cặp sách lên mà để nó ngay ở đó. Khi mẹ đi làm về đã thành thói quen mẹ sẽ nhìn chiếc cặp rồi mang nó lên tầng giúp em. Mẹ không cần mở chiếc cặp cũng có thể biết được hôm nay ở trường em đã làm những gì? Và khi trông thấy em đang đợi mẹ trước bàn ăn mẹ dường như quên hết mọi chuyện bên ngoài và quên cả mệt mỏi để khen ngợi và trò chuyện với em. Cứ thế hơn một năm qua chiếc cặp thu hút sự chú ý đã đưa hai mẹ con tới gần nhau hơn.

 

Em cũng luôn cố gắng học tập để không khi nào sự chú ý giảm đi cả. Chiếc cặp là người bạn thân nhất của em, nó dường như hiểu được mọi suy nghĩ của em và không bao giờ làm em thất vọng. Em hứa sẽ luôn yêu quý và giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận. (xin 5 sao, câu trl hay nhất)

  
doquynhanh

nguyenngocmai0313/11/2019

1- Giải thích ngắn gọn ý kiến: ý kiến trên nói về vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự có rất nhiều chi tiết, và trong đó có những chi tiết được coi là chi tiết nghệ thuật. Những chi tiết nghệ thuật đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại chưa đựng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được tầm vóc tư tưởng, quan điểm, thể hiện được cả sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ => Chính vì vậy mới nói: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

2- Chứng minh cái chết của lão Hạc là một chi tiết nhỏ nhưng làm nên tên tuổi của nhà văn lớn Nam Cao.

- Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng, gửi gắm tiền của và ruộng vườn cho ông giáo giữ hộ đã quyết định chọn cho mình một cái chết đầy đau đớn và dữ dội.

- Cái chết của lão là cái chết của một con người giàu lòng tự trọng, chết để không phiền đến ông giáo, để đền tội với một con chó mình đã nhẫn tâm lừa gạt

- Không chỉ vậy, đó còn là cái chết của một con người giàu lòng yêu thương con. Lão chọn cho mình cái chết để không tiêu tốn thêm một đồng nào tiền của con, để giữ lại mảnh vườn cho thằng con của mình.

=> Chi tiết cái chết của lão Hạc là một chi tiết nhỏ, chỉ xuất hiện có vài dòng ở cuối tác phẩm. Nhưng qua chi tiết ấy, ta thấy được cả tấm lòng và nhân cách cao đẹp của nhân vật. Đồng thời cảm nhận được niềm xót thương của tác giả cho số phận bất hạnh ấy của nhân vật. Niềm đồng cảm ấy lan tỏa đến người đọc để ta biết thông cảm và thấu hiểu hơn cho nỗi thống khổ của con người, từ đấy ta có cái nhìn nhân đạo, biết yêu thương con người nhiều hơn.

==> Điều đó chứng tỏ chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn Nam Cao

 

  
doquynhanh

Chủ đề:

Muốn làm thằng Cuội

Câu hỏi:

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Muốn làm thằng cuộiThể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Muốn làm thằng cuội của " của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bàng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phổi thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui đinh rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một ytố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ ko đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Muốn làm thằng cuội " của Tản Đà:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.