Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 100
Số lượng câu trả lời 105
Điểm GP 0
Điểm SP 31

Người theo dõi (7)

mr 1997
9323

Đang theo dõi (2)

doquynhanh

doquynhanh
doquynhanh
doquynhanh
doquynhanh

Yêu quê hương, không chỉ là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn là nỗi hoài niệm về một miền xưa cũ, một dĩ vãng vàng son của dân tộc. Điều đó được nhà thơ Vũ Đình Liên thể hiện qua tác phẩm Ông đồ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:

“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Vẻ đẹp quê hương không chỉ qua những cảnh vật mà còn qua những con người làm nên nét đẹp non sông. Hình ảnh ông đồ già ngồi trên phố cầm bút vẽ những nét “như rồng múa, phượng bay” đã trở thành một kỉ niệm khó quên trong lòng bất cứ người con nào của đất nước Việt Nam. Bởi hình ảnh ấy là thứ hình ảnh quen thuộc nhất mỗi khi xuân về, người người nô nức đi xin chữ, cầu may đầu năm. Thế nhưng, thời gian qua đi, khi những cái mới tràn đến cùng văn hoá Tây phương, cái thú “xin chữ” đầu năm bị vứt bỏ, bị gạt ra lề của xã hội trong niềm đau xót:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”

Vũ Đình Liên thương tiếc một thời đã qua, tiếc nhớ một dĩ vãng đã từng vàng son đến thế! Đó là bởi ông yêu quê hương, ông trân trọng những di sản, trân trọng những nét đẹp truyền thống của Việt Nam ta từ ngàn đời nay. Yêu quê hương chính là sự tiếc nhớ, hoài niệm những gì đẹp đẽ nhất của đất nước nay đã lụi tàn theo thời gian.

doquynhanh

Đến những câu thơ tiếp theo bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giả vẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

“Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Thiên nhiên trong thơ ông còn là bức tranh lao động rất đỗi bình dị, gần gũi nhưng đầy sức sống:

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Có thể nói, qua con mắt của một người con yêu quê nhưng phải sống xa quê, bức tranh thiên nhiên qua thơ Tế Hanh hiện lên thật đẹp, tràn đầy nhựa sống. Nó khác hẳn với cái vẻ buồn bã, thê lương đang hiện hữu trong thơ mới giai đoạn này.

Tiếp theo, chúng ta thấy, tình yêu quê hương của hai nhà thơ còn được thể hiện thông qua việc gửi gắm tâm sự thầm kín. Với Thế Lữ, ông gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. Đó là những con người đang ở trong vòng nô lệ, chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và của xã hội phong kiến. Con hổ muốn được thoát khỏi song sắt chật hẹp của vườn bách thú cũng giống như tâm trạng của người dân muốn thoát khỏi cái vòng vây nô lệ đó:

“Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”

Giấc mộng ngàn của chúa sơn lâm cũng là khao khát tự do thầm kín của con người được gửi gắm một cách tế nhị trong thơ. Còn đối với Quê hương của Tế Hanh, tình yêu quê hương đất nước là nỗi nhớ quê hương da diết khi xa quê. Mười bảy tuổi, xa quê, Tế Hanh luôn nhớ về quê hương làng vạn chài của mình. Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ thật hay, thật đặc sắc:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sĩ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. Và đặc biệt hơn cả, nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương được bộc lộ một cách trực tiếp ở khổ thơ cuối:

“Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Nhớ về quê hương miền biển của mình, nhà thơ nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, nhớ con thuyền rẽ sóng và đặc biệt hơn cả là nhớ mùi vị mặn mòi của biển khơi – mùi vị đặc trưng mà chỉ có ở miền biển mới có được. Nỗi nhớ thiết tha trong xa cách là chất thơ đầy bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.

Quả thực, khi viết về tình yêu quê hương trong thơ mới, đặc biệt qua hai bài thơ Nhớ rừng và Quê hương, chúng ta phải nhìn nhận rằng cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới. Và mặc dù tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.

Đoạn trích chủ yếu xoay quanh lời dặn dò của người thợ với chiếc bút chì. Lời dặn dò rất chân tình phù hợp đặc điểm của chiếc bút chì như: dùng để viết, muốn đẹp và sử dụng tốt phải thường xuyên gọt nhọn; cấu tạo có hai phần gồm phần gỗ bên ngoài chỉ để bảo vệ còn phần lõi chì bên trong mới quan trọng nhất dùng để viết; bút chì có thể viết lại những dòng khác nếu viết chưa tốt và viết đến khi thân bút không còn, lõi chì hết vv… Từ lời dặn dò chân tình, tha thiết trên, ta thấy thấp thoáng bóng dáng của chính mỗi người trong những yêu cầu mà người thợ khuyên bút chì làm. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở nghĩa đen mà hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc gửi đến người đọc bài học về sống đẹp, sống có ý nghĩa.

* Đánh giá, bàn luận về ý nghĩa lời dặn dò của người thợ: 

– Đây là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc, bổ ích và rất thiết thực, phù hợp với mọi người với mọi thời đại .

– Phân tích và nêu biểu hiện của lời khuyên; lấy dẫn chứng minh hoạ trong cuộc sống, trong thơ văn.

      + Con người luôn phải khiêm tốn. Dù mình có niềm tin trong cuộc đời mình có thể thành đạt, có thể sống trong hào quang nhưng phải luôn tâm niệm một điều thành công ấy có sự dìu dắt, giúp đỡ, động viên, có ánh mắt khích lệ, tin yêu… của biết bao người thân xung quanh ta như chiếc bút chì nó có thể tạo ra những tác phẩm kiệt tác nhưng phải nằm trong tay của một con người tài năng. Bởi vậy chúng ta luôn phải khiêm nhường, một mình ta không thể tạo nên thành công.

      + Con người phải trải qua thử thách, phải đối mặt với bao thất bại khi đó mới trưởng thành, lớn khôn. Chính những cọ xát, trải nghiệm trong gian lao, vất vả ta mới rút cho mình bài học quý báu, mới đứng vững trước bao cạm bẫy của cuộc đời, để sống đẹp hơn, tốt hơn (dẫn chứng) 

      + Con người luôn có thể sữa chữa được lỗi lầm trong quá khứ do mình gây ra với điều kiện mình nhận rõ những khuyết điểm ấy và luôn có niềm tin để sữa chữa làm lại từ đầu. (dẫn chứng)

      + Giá trị lớn nhất, tài sản quý nhất của con người không phải là vỏ bọc hình thức bên ngoài mà chính là ở trí tuệ, tâm hồn, trái tim, nhân cách bên trong…

      + Dù bất kể khó khăn gì, con người cũng phải sống hết mình, làm việc hết mình để lại dấu ấn riêng của mình trong tâm hồn, trái tim người khác. (dẫn chứng)

– Phn bác, lt ngược vđề cn ngh lun:

Nếu không có những đức tính trên, con người sẽ trở thành những kẻ khoe khoang, thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm sống, không biết đề cao giá trị bên trong mà chỉ xem trọng vỏ bọc bên ngoài; dễ ngã gục trước khó khăn, thử thách… Cuộc đời sẽ trôi đi vô vị, tẻ nhạt…

* Bài hđược rút ra: Luôn xác định đúng mục đích sống tốt đẹp cho chính mình từ lòng khiêm tốn; dũng cảm đối mặt với khó khăn thử thách; biết vươn dậy sau khi ngã; biết cống hiến, sống hết mình; biết nâng niu vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn bên trong…