Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 26
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KHI MẸ VẮNG NHÀ

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng

 

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín

Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh

Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon

Chiều mẹ về, cô đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ

Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!

- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Khi mẹ vắng nhà” thuộc thể thơ nào?

Câu 2: Xác định phó từ có trong dòng thơ sau: “Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn”

Câu 3: Dấu gạch ngang ở khổ thơ thứ 3 của bài thơ có tác dụng gì ?

Câu 4: Khi mẹ vắng nhà chú bé đã làm những việc gì? Điều đó cho thấy tình cảm gì của con đối với mẹ?

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 1 và nêu tác dụng? Câu 6: Vì sao người con khẳng định: “Con chưa ngoan, chưa ngoan!"?

II. PHẦN LÀM VĂN (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CHIẾC BÌNH NÚT

“Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà. Một trong hai cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả. Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa.

Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi".

Người gùi nước nói với cái bình nứt: "Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm

áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước.

Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chi phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi. Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình".

                                      (Nguồn Internet. https://www.songhaysongdep.com)

Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ câu chuyện trên.

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. ĐỌC

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CÚC ÁO CỦA MẸ

Nhất Băng (Trung Quốc)

          Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế. 

          Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

          Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).

          Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

          Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.

          Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

          Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!.

Câu 3. Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?

Câu 4. Xác định trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết trạng ngữ ấy bồ sung thêm thông tin gì?: Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.

Câu 5: Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ?

Câu 6: Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ"?

Câu 7: Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?

Phần II: Làm văn

Viết bài văn biểu cảm về sự việc gây cho em ấn tượng tốt đẹp.

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau:

MƯA

Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt


Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng

Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chổi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.

 

Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…

Câu 1. Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào? Xác định cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu?

Câu 2. Xác định hai phó từ có trong các dòng thơ sau:

                             “Mưa rơi tí tách
                             Hạt trước hạt sau”

Câu 3. Dấu chấm lửng (…) ở cuối bài thơ có tác dụng gì?

Câu 4. Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện như thế nào?

Câu 5. Trong bài thơ, mưa có lợi ích đối với cuộc sống con người không? Vì sao?

Câu 6. Vào mùa mưa em cần phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình.

II: PHẦN LÀM VĂN

Phân tích đặc điểm nhân vật cậu bé Bo trong câu chuyện sau:

CHUYỆN TÌNH BẠN ĐẶC BIỆT

Ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé tên Bo sống trong một căn nhà nhỏ cùng với mẹ của mình. Hàng ngày sau giờ đến lớp, Bo vào rừng nhặt củi giúp mẹ.

Một hôm, trên đường đi vào rừng, Bo nhìn thấy một chú cún con bị bỏ rơi bên vệ đường, trông chú rất đáng thương và buồn bã. Thấy chú Cún bị đói, Bo quyết định mang chú về nhà chăm sóc.

Về đến nhà, Bo nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con nhặt được chú cún này. Mẹ cho cún ở nhà với con nha mẹ?

Mẹ nhìn Bo ái ngại:

– Nhà mình chật lại nghèo nữa, làm sao nuôi được nó hả con?

– Không sao ạ, con sẽ nhường phần cơm của mình cho nó và ngủ cùng với nó mẹ nha!

Thấy Bo thật sự thương chú cún, mẹ cậu cũng không nỡ từ chối. Bà gật đầu đồng ý. Bo rất vui sướng, ôm chú cún nhỏ và lòng và vuốt ve chú. Cậu đặt tên cho cún là Mi Lu.

Từ ngày có Mi Lu, đi đâu Bo cũng dẫn chú theo, cả hai trở thành đôi bạn gắn bó thân thiết với nhau. Có quà bánh gì, Bo đều chia cho Mi Lu một nửa. Ngoài giờ học, Bo dẫn theo Mi Lu vào rừng kiếm củi. Rồi cậu dắt chú cún lên đồi chơi đá banh, ném củi và trốn tìm. Tối đến, cả hai cùng ngủ với nhau trên chiếc giường ọp ẹp và mơ những giấc mơ thật đẹp.

Một ngày nọ, chú cún Mi Lu bị bệnh nên không theo Bo vào rừng nhặt củi. Hôm đó trời mưa nên đường trơn trượt, trên đường về Bo bị trượt chân ngã xuống hố. Thấy con lâu quá không về, mẹ Bo vội vã đi tìm cùng với những người hàng xóm tốt bụng.

Cún con cũng tham gia tìm kiếm và đánh hơi tìm thấy cái hố nơi Bo bị rơi xuống, chú sủa to lên báo hiệu cho mọi người biết Bo đang ở dưới hố, một người hàng xóm chạy về nhà lấy sợi dây thừng. Nhờ sợi dây thừng, mọi người kéo được Bo lên khỏi hố.

May mắn là cậu bé chỉ bị trầy xước nhẹ. Bo vui mừng cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mình và ôm chú chó nhỏ vào lòng âu yếm. Từ đó tình bạn của Bo và Mi Lu ngày càng khăng khít hơn.

ĐỀ 5:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

                                                          Trăng ơi... từ đâu đến?
                                                          Hay từ cánh rừng xa
                                                          Trăng hồng như quả chín
                                                          Lửng lơ lên trước nhà

                                                          Trăng ơi... từ đâu đến?
                                                          Hay biển xanh diệu kỳ
                                                          Trăng tròn như mắt cá
                                                          Chẳng bao giờ chớp mi

                                                          Trăng ơi... từ đâu đến?
                                                          Hay từ một sân chơi
                                                          Trăng bay như quả bóng
                                                          Đứa nào đá lên trời

                                                          Trăng ơi... từ đâu đến?
                                                          Hay từ lời mẹ ru
                                                          Thương Cuội không được học
                                                          Hú gọi trâu đến giờ!

                                                          Trăng ơi... từ đâu đến?
                                                          Hay từ đường hành quân
                                                          Trăng soi chú bộ đội
                                                          Và soi vàng góc sân

                                                          Trăng ơi... từ đâu đến?
                                                          Trăng đi khắp mọi miền
                                                          Trăng ơi có nơi nào
                                                          Sáng hơn đất nước em...

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào? Nêu căn cứ xác định thể loại? Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

Câu 2. Chỉ ra 01 câu thơ sử dụng hình ảnh so sánh trong bài thơ trên và nêu tác dụng?

Câu 3. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật nào? Điều đó cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

Câu 4. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì?

Câu 5. Em hiểu như thế nào về câu thơ (trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu):

“Trăng ơi có nơi nào.

Sáng hơn đất nước em…”?

Phần II: LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

CÚC ÁO CỦA MẸ

Nhất Băng (Trung Quốc)

Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế. 

Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”

Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).

Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).

Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.

Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.

Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

CÂU HỎI:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong truyện là ai?

Câu 2. Chỉ ra cụm danh từ trong các câu sau: “Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.

Câu 3. Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?

Câu 4. Chi tiết nào trong truyện biểu hiện sự khéo léo và tình yêu thương của người mẹ?

Câu 5. Vì sao khi tham gia buổi trình diễn thời trang, nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp" trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ"?

Câu 6. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.

Câu 7. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó?

Câu 8. Tóm tắt văn bản Cúc áo của mẹ (khoảng 10 đến 15 dòng)

BẠN LỘC - trích (Xuân Quỳnh)

Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là "Lộc còi" vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì "còi" nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận... Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc "ki bo" thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. [...]

Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa - Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

        (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

CÂU HỎI:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Và lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó.

Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?

Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.

Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dụng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu).

 

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men (Hamel) đã dặn trước rằng thây sẽ hỏi bải chúng tôi vẻ các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đông nội.

Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng cỏ Rip-pe (Rippert), sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.

 

Bác phó rèn Oát-stơ (Wachter) đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thây tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo:

– Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn cỏn là sớm!

Tôi tưởng bác nhạo tôi và tôi hổn hển thở đốc, bước vào khoảnh sân nhỏ nhà thầy Ha-men

Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bản đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho để thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn:

– Yên một chút nào!

 

Tôi định nhân lúc ồn ảo, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy nhưng đúng ngày hôm đó mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng Chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đỏ, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng:

 Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mả vắng mặt con.

Tôi bước qua ghế dài và ngôi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, điểm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thây chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trồng, dân làng ngồi lặng lẽ gióng như chúng tôi, cụ giả Hồ-de (Hauser), trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa. Ai nấy đều có vẻ buồn rầu; và cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vàn cũ đã sờn mép, để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách.

Tôi còn đang ngạc nhiên về tất cả những điều đó thì thây Ha-men đã bước lên bục, tôi vẫn với giọng dịu dàng và trang trọng như lúc tôi mới vào, thày nói với chúng tôi:

 

– Các con ơi, đây là lần cuối cùng thấy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin (Berlin) là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý:

Mấy lời đó làm tôi choáng váng. A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư! Giờ đây, tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thây chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyền thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cô trí mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

Chính đề tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thây đã vận y phục đẹp ngày Chủ nhật và bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường nảy thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo với Tỏ quốc đang ra đi.

Tôi đang suy nghĩ mung lung thi bỗng nghe gọi tên mình. Đến lượt tôi đọc bài. Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam; nhưng tôi lúng túng ngay từ đầu và tôi cứ đứng đung đưa người trước chiếc ghê dài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi:

– Phrăng ạ, thấy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi… con thấy đó. Ngày nào người ta cũng tự nhủ: “Chà! Còn khối thì giờ. Ngày mai ta sẽ học.”. Và rồi con thấy điều gì xảy đến… Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!…”. Dù thế nào, thì Phrăng tôi nghiệp của thầy ạ, con vẫn chưa phải là người đảng tộii nhất! Mà tất cả chúng ta ai cũng có phần đáng tự chê trách. Cha mẹ các con không thiết tha lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc vào làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Cả thầy cũng không có gì đề trách mình ư? Thầy đã chẳng sai các con tưới vườn thay vì học hành đó sao? Và khi thầy muốn đi câu cá hương, thầy có ngại ngùng cho các con nghỉ học đâu?

Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ; chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chăng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù

Rồi thầy cầm một quyền ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thấy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc trí thức ấy vào đầu óc chúng tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh trên có viết bằng chữ rộng thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bản học trông như những lá cờ nhỏ bay phập phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc, những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang căm cụi vạch những nét số với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp… Trên mái nhà trường, chim bỏ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ

– Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?

Chốc chốc, ngước mắt khỏi trang giấy, tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Bạn nghĩ mà xem! Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi ở chỗ ấy, với khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. Có chăng những chiếc ghế dài, những bàn học dùng nhiều đã nhẵn bỏng, những cây hồ đào ngoài sân đã lớn, và cây hu-blông tự tay thầy trồng giờ đây quấn quýt quanh các khung cửa số lên tận mái nhà. Con người tội nghiệp hẳn phải nát lòng biết mấy khi giã từ tất cả những vật ấy, khi nghe thấy tiếng người em gái đi đi lại lại, đóng hòm xiêng, ở gian phông bên trên, vì ngày mai họ phải ra đi, rời khỏi xứ sở nảy mãi mãi.

Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu?. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng, bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ. Cả cụ cũng chăm chú, giọng cụ run run vì xúc động; nghe cụ đọc thật kì cục, đến nỗi tất cả chúng tôi buồn cười và cũng muốn khóc… Ôi! Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này!  

Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa số… Thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế.

– Các bạn, – Thầy nói – hỡi các bạn, tôi… tôi…

Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu.

Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”

Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!”.

CÂU HỎI:

Câu 1. Ai là người kể chuyện, người kể ở ngôi thứ mấy? Điều đó có tác dụng gì?

Câu 2. Qua cái nhìn quan sát của Phrăng buổi học cuối cùng diễn ra trong bối cảnh thời gian, không gian nào? Tìm chi tiết thể hiện và nêu nhận xét của em.

Câu 3. Việc cụ Hô-de và dân làng đều tập trung đến lớp học của thầy Ha-men nói lên được điều gì?

Câu 4. Tìm chi tiết thể hiện thái độ của thầy Ha-men dành cho học sinh. Qua đó nói lên tình cảm thấy dành cho học sinh như thế nào?

Câu 5. Thầy Ha-men có nhìn nhận như nào về tiếng Pháp? Vì sao em khẳng định điều đó?

ÁO TẾT

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

-Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẽ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

-Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

-Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

-Vậy mầy được mấy bộ?

-Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

-Ít quá vậy?

-Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

-Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

-Còn mầy?

-Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

-Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

-Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

-Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý em bé. Thiệt đó.

CÂU HỎI:

1. Người kể chuyện trong tác phẩm thuộc ngôi thứ mấy?

2. Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết miêu tả cảm xúc và tính cách của nhân vật bé Em và Bích.

3. Vẻ đẹp của Bích được biểu hiện như thế nào qua suy nghĩ, hành động và lời của bé Em? Em có nhận xét gì về tình bạn giữa bé Em và Bích trong câu chuyện?

4. Qua đoạn văn kết thúc của truyện ngắn Áo Tết, em hãy phát biểu chủ đề của truyện.

5. Chỉ ra trạng ngữ trong câu sau và nêu công dụng: “Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại."

6. Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về bạn thân của mình hoặc chia sẻ một kỉ niệm về tình bạn.

7. Theo em, biết yêu thương, chia sẻ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?