Các thành phần nào tham gia vào quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?
1. Enzim tháo xoắn helicaza
2. Enzim ARN polimeraza tạo đoạn mồi
3. Năng lượng ATP
4. Phân tử ADN
5. Enzim nối ligaza
6. Các Nu tự do ở môi trường nội bào A, U, G, X
7. Các Nu tự do ở môi trường nội bào A, T, G, X
8. Enzim ADN polimeraza tạo đoạn mồi
Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Gen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với gen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n đều có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Cho biết tỷ lệ kiểu hình ở đời con:
A. 105:35:3:1 B. 105:35:35:1 C. 35:35:1:1 D.1225:35:35:1
Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho 2 cây dị hợp giao phấn với nhau F1 có 1023 cây hạt đỏ: 93 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AAaa x AAa. B. AAAa x AAa. C. AAAa x Aa. D. Aaaa x AAa.
Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, cây tứ bội giảm phân chỉ cho ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Xét tổ hợp lai: AAa x AAaa. Tính theo lí thuyết, đời con có kiểu hình trội chiếm tỷ lệ:
A.11/12 B. 35/36 C. 3/4 D. 1/2
Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2.
A. 1 B. 2. C. 3 D. 4
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến mất đi một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả axít amin trong chuỗi polipeptít.
B. Đột biến thay thế một cặp nucleotít có thể làm thay đổi một axít amin trong chuỗi polipeptít
C. Đột biến thêm vào một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.
D. Đột biến thay thế một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.
Câu1. Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN
B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
C.Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn , đảo đoạn , thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST trong bộ NST
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến mất đi một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả axít amin trong chuỗi polipeptít.
B. Đột biến thay thế một cặp nucleotít có thể làm thay đổi một axít amin trong chuỗi polipeptít
C. Đột biến thêm vào một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.
D. Đột biến thay thế một cặp nucleotít làm thay đổi tất cả các bộ ba mã hóa trong gen.
Câu 3.Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại vẫn không bị thay đổi. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính thoái hóa B. mã di truyền là mã bộ ba.
C. mã di truyền có tính phổ biến. D. mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 4. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất các các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơnitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlypeptit do gen đó tổng hợp
Câu 5. Dạng đột biến gen nào có thể làm tăng hoặc giảm hoặc không đổi số liên kết hidro của gen?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại. C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu 6: (ĐH2014) Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (5). C. (3), (4), (5) D. (1), (3), (5)
Câu 7. Căn cứ vào trình tự thứ tự của các nuclêôtít trước và sau đột biến của một đoạn gen, hãy cho biết dạng đột biến này là
Trước đột biến: A T T G X X T X X AAG A X T
T A A X G G A G G TT X T G A
Sau đột biến : A T T G X X T A XAAG A X T
T A A X G G A T G T T X T G A
A. Mất một cặp nuclêôtít. B. Thêm một cặp nuclêôtít.
C. Thay một cặp nuclêôtít D. Đảo vị trí một cặp nuclêôtít
Câu 8. ĐH2013: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường sống và tổ hợp gen. B. tần số phát sinh đột biến
C. số lượng cá thể trong quần thể D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể
Câu 9. ĐH2013: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 10. / (TN 2009) Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X
Câu 11. ( CĐ 2011) : Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu (2) Hội chứng Đao (3) Hội chứng Tơcnơ (4) Bệnh máu khó đông
Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gen là:
A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (1) và (4).
Câu 12: Bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây ở người không liên quan đến đột biến gen?
A. Máu khó đông. B. Bạch tạng. C. Tớcnơ D. Phêninkêto niệu.
Câu 13: Có bao nhiêu nội dung đúng trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm?
(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
(4) Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
(5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3
Câu 14: Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc tác động vào pha G2.
A. 1 B. 2. C. 3 D. 4
Câu 15: Cho các phát biểu sau về gen :
(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có pôlipeptit.
(2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi peptit.
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
(4) Đột biến gen tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3.