Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 38413
Điểm GP 4051
Điểm SP 32898

Người theo dõi (1345)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chứng minh NH vuông góc AM:

Kẻ đường kính AG của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi F là giao của AN là đường tròn ngoại tiếp ABC.

\(\Rightarrow\widehat{ACG}\) là góc nt chắn nửa đường tròn \(\Rightarrow\widehat{ACG}=90^0\)

\(\Rightarrow CG\perp AC\) \(\Rightarrow CG||BH\) (cùng vuông góc AC)

Hoàn toàn tương tự ta có \(BG||CH\) (cùng vuông góc AB)

\(\Rightarrow BHCG\) là hình bình hành (2 cặp canh đối song song)

\(\Rightarrow BC;HG\) cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

Mà M là trung điểm BC \(\Rightarrow M\in HG\)

BCDE nội tiếp \(\Rightarrow\widehat{NCD}+\widehat{BED}=180^0\)

Mà \(\widehat{BED}+\widehat{NEB}=180^0\) (kề bù)

\(\Rightarrow\widehat{NCD}=\widehat{NEB}\)

Xét hai tam giác NCD và NEB có: 

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{CND}-chung\\\widehat{NCD}=\widehat{NEB}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\Delta NCD\sim\Delta NEB\left(g.g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{NC}{NE}=\dfrac{ND}{NB}\Rightarrow NB.NC=NE.ND\)

Tương tự AFBC nội tiếp nên \(\widehat{NBF}=\widehat{NAC}\) (cùng bù \(\widehat{FBC}\))

\(\Rightarrow\Delta NBF\sim\Delta NAC\Rightarrow\dfrac{NB}{NA}=\dfrac{NF}{NC}\Rightarrow NB.NC=NA.NF\)

\(\Rightarrow NE.ND=NA.NF\Rightarrow\dfrac{NE}{NA}=\dfrac{NF}{ND}\)

Xét hai tam giác NEF và NAD có: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{N}-chung\\\dfrac{NE}{NA}=\dfrac{NF}{ND}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\Delta NEF\sim\Delta NAD\left(c.g.c\right)\Rightarrow\widehat{NEF}=\widehat{NAD}\)

Mà \(\widehat{NEF}+\widehat{DEF}=180^0\Rightarrow\widehat{NAD}+\widehat{DEF}=180^0\)

\(\Rightarrow ADEF\) nội tiếp

Kết hợp câu a \(\Rightarrow A,D,H,E,F\) cùng thuộc 1 đường tròn

\(\Rightarrow\widehat{AFH}=\widehat{AEH}=90^0\)

\(\Rightarrow AF\perp HF\) (1)

Lại có \(\widehat{AFG}=90^0\) (góc nt chắn nửa đường tròn) \(\Rightarrow AF\perp GF\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow H,G,F\) thẳng hàng \(\Rightarrow HG\perp AF\)

Mà M thuộc HG theo cmt \(\Rightarrow MH\perp AF\)

Trong tam giác ANM, ta có 2 đường cao MF và AK cắt nhau tại H

\(\Rightarrow H\) là trực tâm tam giác ANM

\(\Rightarrow NH\) là đường cao thứ 3

\(\Rightarrow NH\perp AM\)