HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Cách làm: Nung đai sắt rồi đặt vào bánh xe, rồi nhúng cả bánh xe (có đai sắt) vào nước.
Giải thích: Sở dĩ làm như vật vì khi nung đai sắt thì thể tích của đai sắt sẽ tăng lên (đai sẽ nở rộng ra) sẽ dễ đặt vào bánh xe, rồi sau đó nhúng bánh xe vào nước để giảm nhiệt độ của đai, khi nhiệt độ giảm xuống thì thể tích của đai sắt sẽ giảm xuống (đai co lại) và siết chặt bánh xe nhờ vậy khi di chuyển đai sắt sẽ không rơi ra khỏi bánh xe.
Khi dùng ròng rọc động ta được lợi hai lần về lực (lực kéo chỉ bằng một nửa so với trọng lượng của vật) nhưng lại bị thiệt về đường đi 2 lần so với kéo vật bình thường, do vậy, khi dùng ròng rọc động ta không được lợi về công.
Trong thực tế người ta sử dụng ròng rọc động trong trường hợp muốn đưa vật lên, lực tác dụng cùng chiều với chiều vật chuyển động (còn ròng rọc cố định thì thay đổi chiều của lực kéo) và muốn giảm lực kéo đi một nửa so với lực nâng vật.
1) Khi ô tô di chuyển sinh ra công, lực đẩy của động cơ ô tô tạo ra công đó.
Khi mũi tên đang bay có khả năng thực hiện công, lực đàn hồi của cánh cung tạo ra công đó.
2) Một người giữ yên quả tạ 150kg, người đó không thực hiện công, vì quả tạ không di chuyển mà đứng yên dù người đó đã tác dụng lực vào quả tạ. Người đó chỉ thực hiện một công khi di chuyển quả tạ đó (nâng lên hoặc hạ xuống).
Tóm tắt:
\(F=300N\\ s=1800m\\ t=10'=600s\\ \overline{A=?}\)
\(=?\)
Giải:
Công của con ngựa là:
\(A=F.s=300.1800=540000\left(J\right)=540\left(kJ\right)\)
Công suất của con ngựa là:
\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{540000}{600}=900\left(W\right)\)
Vậy:....
\(h=5m\\ t=20s\\ F=120N\\ \overline{A=?}\)
Công của người đó là:
\(A=F.h=120.5=600\left(J\right)\)
Công suất của người đó là:
\(=\dfrac{A}{t}=\dfrac{600}{20}=30\left(W\right)\)
Vậy:...
Vì khi nước ở thể khí (hơi nước) thì khoảng cách giữa các phân tử nước lớn hơn so với khoảng cách giữa các phân tử nước khi ở thể lỏng, nên 1kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1kg nước.
Nói dòng điện có tác dụng nhiệt nó có thể làm nóng vật mà nó chạy qua như bàn là, bếp điện...