Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Yên Bái , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 70
Điểm GP 8
Điểm SP 153

Người theo dõi (37)

Đinh Quân Hùng
Nguyễn Hải Nam
Đinh Quân Huy
Nguyên Huy
Nguyễn Phương

Đang theo dõi (69)


Câu trả lời:

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê: cây đa, bến nước, sân đình…

Ngôi đình làng có thể được xem là "địa chỉ đỏ" của mỗi người, đặc biệt trong những dịp hội làng, hay mỗi khi có việc làng. Trong khuôn viên của ngôi đình thường có cây đa cổ thụ, bóngrâm mát, hồ senvà một khoảng sân vẫy gọi chim về làm tổ.

Lúc đầu, đình chỉ có chức năng như ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, nộp sưu thuế vànơi nghỉ cho khách lỡ đường. Về sau, triều đình phong kiến mới sắc phong cho những vị có công với nước làm Thành Hoàng làng (sống làm tướng, thác làm thần). Vì vậy đình kiêm chức năng nữa là thờ vị Thành Hoàng - người có công khẩn đất, lập làng.

Ngoài Thành Hoàng làng, tùy theo thực tế của làng, mỗi ngôi đình làng có thể thờ các vị thần, thánh khác do mỗi làng tôn thờ, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của Nhà vua, tất cả đều được rước vào đình thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo niềm tin, niềm hy vọng của làng xã Việt Nam.

Việc vinh danh, tôn thờ những người có công to lớn đối với làng cùng với vị trí của nơi đặt đình làng và cách thức bày biện nội thất ngôi đình đã làm toát lên vai trò đây là nơi quan trọng bảo vệ, che chở cho mỗi làng trước các biến cố của tự nhiên và đời sống xã hội…

Cũng có thời kỳ, đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt…

Đình làng gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Bên cạnh đó, đình làng cũng là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy, đình làng trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.
Đình thường cao ráo, thoáng mát, được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc được làm bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói múi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong.Ngôi đình Việt Namcổ kính, trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc đình làng vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống.

Sân đình lát gạch, trước đình có hai cột đồng trụ vút cao, trên đình có một con nghê. Gian giữa có hương án thờ vị thần của làng. Chiếc trống cái được đặt trong đình để vang lên theo nhịp trống ngũ liên thúc giục người dân về đình tụ tập để bàn tính công việc của làng, của nước.

Vào ngày lễ tết, dân trong làng tới đình thắp hương tế lễ, cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất phùgiúp mưa thuận gió hoà để mùa màng gặt hái thuận tiện và có nhiều phúc lành.

Tiết xuân về, giữa cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, ấm áp và thân thuộc; già, trẻ, gái, trai nô nức đến sân đình mở hội. Ngôi đình là nơi diễn ra các nghi lễ phong tục tập quán, trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà, đánh đu, kéo co, thi thổi cơm… góp thêm hồn cho lễ hội và phát huy giá trị văn hóa địa phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đánh thức quan niệm sống truyền thống nhân nghĩa, đức độ và hào hùng.

Lễ hội ở đình trở nên linh thiêng và có sức cộng cảm. Mọi khía cạnh đời thường được nâng lên không gian thiêng liêng.

Những người con xa xứ ai ai khi nhớ về quê hương đều không quên hình ảnh đình làng - chứng tích tâm hồn, nhân chứng lịch sử bởi đó cũng chính là một mảnh hồn quê

CHÚ BẠN HỌC TỐThihi

Câu trả lời:

I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?...
- Cách làm (chằm) nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/KB:Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

Câu trả lời:

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn

CHÚ BẠN HỌC TỐT

Sans human

Chủ đề:

Lập trình Scratch

Câu hỏi:

CÂU HỎI TRÁC NGHIỆM TIN HỌC LỚP 8 HK I

Câu 1- Giao diện Scratch được chia thành bao nhiêu khu vực?

7 8 9 10

Câu 2- Các khu vực chính trong giao diện phần mềm Scratch bao gồm?

Menu, Stage, Sprite, Backdrop, Script, Block, Sound, Paint, Toolbar, Tips Menu, Stage, Sprite, Backdrop, Script, Block, Toolbar, Tips Stage, Sprite, Backdrop, Script, Block, Sound, Paint, Toolbar Menu, Stage, Sprite, Backdrop, Script, Sound, Paint, Toolbar, Tips

Câu 3- Trong Scratch, chúng ta hiểu Stage là gì?

A- Sân khấu

B- Khu vực hiển thị kết quả

C- Ảnh nền

D- Cả A và B

Câu 4- Trong Scratch, chúng ta hiểu Block là gì?

A- Câu lệnh

B- Nhóm lệnh

C- Khối lệnh

D- Đoạn mã

Câu 5- Trong Scratch, chúng ta hiểu Script là gì?

A- Kịch bản

B- Khu vực thiết kế, xây dựng kịch bản

C- Đoạn mã

D- Khu vực điều khiển đối tượng trên sân khấu

Câu 6- Tập tin trong Scratch 2.0 có phần mở rộng là gì?

A- .exe

B- .sb

C- .sb2

D- .doc

Câu 7 Muốn lưu lại sự thay đổi của tập tin, ta sử dụng đường dẫn nào sau đây?

A- File/Save As

B- File/New

C- File/Save

D- File/Open

Câu 8 Muốn lưu lại một tập tin đã có với một tên khác, ta sử dụng đường dẫn nào sau đây?

A- File/Save

B- File/Open

C- File/Save As

D- File/New

Câu 9- Trong Scratch, chúng ta hiểu Sprites là gì?

A- Nhân vật

B- Ký hiệu

C- Hình ảnh

D- Đối tượng

Câu 10- Trong Scratch, chúng ta hiểu Backdrop là gì?

A- Ảnh nền

B- Khu vực quản lý ảnh nền

C- Sân khấu

D- Khu vực quản lý hình dạng

Câu 11- Khối lệnh (block) trong Scratch là gì?

là những hình khối được gắn sẵn với một nhiệm vụ thực thi công việc nào đó trong kịch bản. là những hình khối đầy màu sắc dùng để lắp ghép thành kịch bản là những mảnh ghép kiểu Lego dùng để xây dựng đoạn mã. là những hình khối có khớp nối lồi và lõm để sắp xếp thành kịch bản điều khiển đối tượng trên sân khấu

Câu 12- Khối lệnh trong Scratch được chia thành mấy hình dạng cơ bản?

6 7 8 9

Câu 13- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, được gọi tên là gì?

whenclicked

Khối lệnh Sự kiện Khối lệnh Thực thi Khối lệnh Điều khiển Khối lệnh Báo cáo

Câu 14- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, có cùng chức năng gì?

whenclicked

Khởi động một kịch bản Điều khiển sự tương tác giữa các kịch bản Điều khiển sự tương tác với người sử dụng Tất cả đều đúng

Câu 15- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, được gọi tên là gì?

move10steps

Khối lệnh Logic Khối lệnh Thực thi Khối lệnh Hủy bỏ Khối lệnh Báo cáo

Câu 16- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, có chức năng gì?

move10steps

Thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kịch bản Điều khiển đối tượng hoạt động trên sân khấu Điều khiển sự hoạt động của kịch bản Hiển thị kết quả của dự án

Câu 17- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, được gọi tên là gì?

mousedown?

Khối lệnh Báo cáo Khối lệnh Sự kiện Khối lệnh Logic Khối lệnh Điều khiển

Câu 18- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, có chức năng gì?

mousedown?

A- Làm tham số điều kiện cho các khối lệnh khác

B- Trả lại giá trị Đúng hoặc Sai cho các khối lệnh sử dụng chúng

C- Dùng để điều khiển đối tượng trên sân khấu

D- Cả A và B

Câu 19- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, được gọi tên là gì?

xposition

A- Khối lệnh Thực thi

B- Khối lệnh Logic

C- Khối lệnh Báo cáo

D- Khối lệnh Điều khiển

Câu 20- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, có chức năng gì?

xposition

A- Hiển thị giá trị hiện hành của đối tượng

B- Trả lại giá trị hiện hành của đối tượng

C- Báo cáo kết quả của khối lệnh

D- Cả A và B

Câu 21- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, được gọi tên là gì?

ifthen

A- Khối lệnh Logic

B- Khối lệnh Điều kiện

C- Khối lệnh Điều khiển

D- Khối lệnh Thực thi

Câu 22- Những khối lệnh giống với hình khối sau đây, có chức năng gì?

ifthen

A- Xử lý các tình huống điều kiện

B- Điều khiển khối lệnh khác

C- Điều khiển vòng lặp

D- Cả A và C

Câu 23- Trong Scratch có bao nhiêu nhóm lệnh chính?

8 9 10 11

Câu 24- Nhóm lệnh Motion được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh chuyển động Chứa các khối lệnh điều khiển đối tượng di chuyển Chứa các khối lệnh màu xanh thẫm Chứa các khối lệnh điều khiển

Câu 25- Nhóm lệnh Looks được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh sự kiện Chứa các khối lệnh tác động đến ngoại hình của đối tượng Chứa các khối lệnh tác động đến vẻ bề ngoài của đối tượng Chứa các khối lệnh cảm ứng

Câu 26- Nhóm lệnh Sound được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh xử lý hình ảnh động Chứa các khối lệnh xử lý âm thanh Chứa các khối lệnh xử lý ngoại hình Chứa các khối lệnh điều khiển file nhạc

Câu 27- Nhóm lệnh Pen được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh di chuyển Chứa các khối lệnh xử lý màu sắc Chứa các khối lệnh xử lý ngoại hình Chứa các khối lệnh vẽ đồ họa

Câu 28- Nhóm lệnh Events được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh điều kiện Chứa các khối lệnh điều khiển Chứa các khối lệnh di chuyển Chứa các khối lệnh xử lý sự kiện

Câu 29- Nhóm lệnh Control được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh thực thi Chứa các khối lệnh điều khiển vòng lặp Chứa các khối lệnh điều khiển Chứa các khối lệnh sự kiện

Câu 30- Nhóm lệnh Sensing được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh tương tác người dùng Chứa các khối lệnh cảm biến Chứa các khối lệnh cảm ứng Chứa các khối lệnh điều khiển

Câu 31- Nhóm lệnh Operator được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh xử lý chuỗi Chứa các khối lệnh tính toán Chứa các khối lệnh sự kiện Chứa các khối lệnh thực thi

Câu 32- Nhóm lệnh Variable được hiểu như thế nào?

Chứa các khối lệnh điều khiển Chứa các khối lệnh về biến Chứa các khối lệnh thực thi Chứa các khối lệnh logic

Câu 33- Trong Scratch, đối tượng được hiểu như thế nào?

A- là một nhân vật

B- là một hình ảnh bất kỳ như ảnh con vật, con người, đồ vật, ký hiệu, …

C- là một hình ảnh bất kỳ trên sân khấu được điều khiển bởi một hoặc nhiều kịch bản

D- Cả B và C

Câu 34- Hình dạng của đối tượng là gì?

A- là một hình ảnh bất kỳ nằm trong thẻ Costumes của đối tượng đó

B- là tập hợp các hình ảnh ở trạng thái khác nhau của chính đối tượng

C- là một hình ảnh

D- Tất cả đều đúng

Câu 35- Đối tượng trong Scratch 2.0 có phần mở rộng là gì?

A- .sprite

B- .svg

C- .sprite2

D- .png hoặc .jpg

Câu 36- Hình dạng của đối tượng có phần mở rộng là gì?

A- .svg

B- .jpg

C- .png

D- Tất cả đều đúng

Câu 37- Thư viện đối tượng là gì?

A- là nơi lưu trữ các hình dạng của đối tượng

B- là nơi lưu trữ đối tượng

C- là nơi lưu trữ hình ảnh đối tượng và các hình dạng của chúng

D- Cả B và C

Câu 38- Có bao nhiêu cách thêm mới một đối tượng?

1 2 3 4

Câu 39- Có bao nhiêu cách để xóa một đối tượng?

2 1 4 3

Câu 40- Có bao nhiêu cách để sao chép một đối tượng hoặc hình dạng của nó?

1 2 4 3

Câu 41- Sân khấu trong Scratch là gì?

A- là một khung nhìn kết quả khi chạy kịch bản

B- là nơi biểu diễn của các đối tượng

C- là nơi hiển thị kết quả đầu ra của dự án

D- Tất cả đều đúng

Câu 42- Sân khấu có mấy loại kích thước?

A- 1

B- 2

C- 3

D- 4

Câu 43- Với kích thước mặc định thì sân khấu có chiều rộng bằng bao nhiêu?

A- 360px

B- 480px

C- 240px

D- Không xác định

Câu 44- Với kích thước mặc định thì sân khấu có chiều cao bằng bao nhiêu?

A- 480px

B- 240px

C- 360px

D- Không xác định

Câu 45- Điểm chính giữa của sân khấu có tọa độ (x,y) bằng bao nhiêu?

A- (1, 1)

B- (100, 100)

C- (0, 0)

D- (180, 180)

Câu 46- Cho một điểm A có tọa độ (100, 200), chúng ta sẽ hiểu như thế nào?

A- x = 100 và y = 200

B- y = 100 và x = 200

C- y = 200 và x = 100

D- Cả A và C

Câu 47- Quá trình xây dựng kịch bản trong Scratch đòi hỏi điều gì?

Khả năng Tư duy tốt Khả năng Suy luận sắc bén Khả năng Lập luận chặt chẽ Tất cả đều đúng

Câu 48- Phát biểu nào sau đây được xem là đúng nhất?

Kịch bản là một tập hợp các khối lệnh nhằm điều khiển đối tượng di chuyển trên sân khấu Kịch bản là một tập hợp các khối lệnh nhằm điều khiển đối tượng trên sân khấu. Kịch bản là một tập hợp các khối lệnh được sắp xếp theo một trật tự xác định nhằm điều khiển đối tượng trên sân khấu thực hiện đúng yêu cầu đặt ra. Kịch bản là một tập hợp các khối lệnh được sắp xếp theo một trật tự xác định để điều khiển đối tượng

Câu 49- Các khối lệnh trong một kịch bản hoạt động như thế nào?

Thực thi khối lệnh từ trên xuống dưới Thực thi khối lệnh từ dưới lên trên và từ phải qua trái Khi có khối lệnh điều khiển sẽ thực thi khối lệnh từ trong ra ngoài Thực thi khối lệnh không theo trật tự

Câu 50- Một đối tượng có thể có ít nhất bao nhiêu kịch bản?

A- 1

B- 2

C- 10

D- Không có

Câu 51- Khi xây dựng kịch bản cho đối tượng, bước đầu tiên ta phải làm gì?

Đặt khối lệnh sự kiện đứng trên đầu Xây dựng đoạn code lõi Chọn đối tượng cần xây dựng kịch bản Lắp ghép khối lệnh

Câu 52- Một kịch bản phải có ít nhất bao nhiêu khối lệnh?

10 1 5 2

Câu 53- Loại khối lệnh nào bắt buộc phải có khi xây dựng kịch bản?

A- Khối lệnh Thực thi

B- Khối lệnh Điểu khiển

C- Khối lệnh Sự kiện

D- Cả A và C

Câu 54- Một đối tượng có thể có nhiều nhất bao nhiêu kịch bản?

1 2 10 Không giới hạn