Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 331
Điểm GP 91
Điểm SP 467

Người theo dõi (91)

Nhó
Zy Zy
Nguyễn Thư

Đang theo dõi (13)


Câu trả lời:

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học Việt Nam – một nền thơ ca phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, trước vận hội lịch sử đã tích tụ qua nhiểu thế kỉ. Đọc thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu người ra trận, thấy được những mất mát đau thương, những khát khao, ước vọng chân thành... Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn học lấy đề tài chiến tranh, viết về chiến tranh cách mạng. Thơ cũng như văn, hết lòng ca ngợi người anh hùng, người lính, người mẹ, thanh niên xung phong... Tất cả hiện lên trong tác phẩm với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc... y như thật ở trên đời. Và họ đẹp – cái đẹp tiêu biểu cho cả thời đại. Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội cụ Hồ – anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân. Bởi các anh chính là người anh hùng suốt hai cuộc kháng chiến trường kì. II. Nội dung: Dân tộc ta đã tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã giành thắng lợi vẻ vang. Lẽ tất nhiên, ở đất nước mà hơn ba mươi năm không dời tay súng, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh con người đẹp nhất, đáng yêu nhất là niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Những chiến sỹ bộ đội cụ Hồ - anh vệ quốc quân trước kia, anh giải phóng quân sau này đã đi qua 2 cuộc kháng chiến và viết lên những chiến công chói lọi: Điện Biên Phủ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Điện Biên Phủ trên không, đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại mùa xuân 1975 mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những chiến công đó đã đi vào lịch sử như những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Đó là bước đi của người anh hùng tiếp nối con đường rực rỡ của cha ông, đang nhịp bước cùng thời đại với tư cách của "Người lính đi đầu" . Vì thế, trong cuộc sống cũng như trong thơ ca, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ bao giờ cũng chiếm chỗ cao nhất trong tâm hồn quần chúng và trong trái tim của các nhà thơ. Trước hết, trong thơ ca đã giới thiệu với chúng ta hình ảnh trung thực của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Là con đẻ của nhân dân lao động nghèo khổ, anh ra đi từ những miền quê nghèo khắp mọi miền đất nước: "Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". (Đồng Chí - Chính Hữu) Từ những con người vốn xa lạ, khi vào bộ đội các anh đã gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ". (Đồng Chí - Chính Hữu) Anh mang bản chất chất phác, giản dị, trung thực. Thực ra anh là người nông dân mặc áo lính. "Anh chiến sỹ hiền lành Tỳ tay trên mũi súng". (Cá nước - Tố Hữu) Xuất thân từ người lao động, anh bộ đội cụ Hồ rất giàu nghị lực. Anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh: "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo". (Lên Tây Bắc - Tố Hữu) Nói tới người chiến sỹ là nói đến lòng kiên cường, dũng cảm tuyệt vời. Anh là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại mới. Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Anh đánh giặc bằng những vũ khí thô sơ nhất của quê hương với khẩu hiệu: Cướp súng giặc để giết giặc: "Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm áo vải chân không Đi lùng giặc đánh". (Nhớ - Hồng Nguyên) Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến ấy, các anh phải chịu đựng bao gian khổ, khó khăn: Thiếu từ những trang bị tối thiểu "áo anh rách vai", "Quần tôi vài mảnh vá", "Chân không giầy", thêm vào đó thiếu thuốc men - bệnh số rét rừng hành hạ. Khó khăn chồng chất vẫn không làm mất đi dáng vẻ oai hùng, tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của người lính Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". (Tây Tiến - Quang Dũng) Không thể tính được những hy sinh mất mát mà các anh phải trải qua và chịu đựng: "Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ chân mai Băng mình qua núi thép gai ào ào vũ bão " (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên - Tố Hữu) Nguồn gốc sức mạnh để giúp các anh vượt lên tất cả là lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc cháy bỏng. Trước sự hy sinh của người đồng đội, đau thương chút lên đầu ngọn súng, chỉ còn một sự trả thù cao cả: "Mai mốt bên cửa rừng Anh có nghe súng nổ Là chúng tôi đang cố Tiêu diệt kẻ thù chung" (Viếng bạn - Hoàng Lộc) Tình yêu thương của người chiến sỹ là tình yêu lớn. Trong đó riêng, chung kết hợp hài hòa. Tâm tư, lý tưởng giản dị mà sâu sắc: "Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền". (Bầm ơi - Tố Hữu) Đến với nhân dân "Các anh về mái ấm nhà êm/ Các anh về xôn xao làng bé nhỏ", (Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông). Anh đi đến đâu, ở đó có sự sống và niềm vui: "Anh về cối lại vang rừng Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca..." (Lên Tây Bắc - Tố Hữu) Là con đẻ của nhân dân, được nhân dân yêu thương, che chở, các anh đã cùng với toàn dân tộc làm nên một huyền thoại của thời đại, quyết định số phận thực dân Pháp ở lòng chảo Điện Biên Phủ bằng chiến thắng vang dội: "Đánh một trận dập đầu quỷ dữ Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên" (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên - Tố Hữu) Pháp thua, Mỹ lại nhảy vào Miền Nam, các anh lại phải cầm súng đánh Mỹ. Người chiến sỹ trong thời đại chống Mỹ vẫn mang vẻ đẹp của thế hệ chống Pháp nhưng có tầm vóc cao đẹp hơn. Vẫn là anh, con người hết sức bình dị mà rất đỗi kiên cường: "Vẫn đôi dép lội chiến trường Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy" (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu) Đó là sự tiếp nối tự nhiên của hai thế hệ cầm súng mà sức mạnh nhân lên cùng năm tháng. Đó là sự kế thừa của truyền thống “ Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận ” - ( Tố Hữu). Tâm hồn người chiến sỹ hôm nay náo nức lời kêu gọi của Bác Hồ: " Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi ". Tâm hồn ấy còn vang vọng tiếng thơ kiên cường của Lý Thường Kiệt, lời hịch sang sảng của Trần Quốc Tuấn, khí thế oai hùng của Tây Sơn "Rạo rực lòng ta trống trận Quang Trung" - (Tố Hữu). Có một cái gì rất khác ở anh Vệ quốc quân thời chống Pháp. Đó là chiều sâu mới, tầm cỡ mới của ý thức với dân tộc và thời đại:" Ta vì ta ba chục triệu người/ Cũng vì ba ngàn triệu trên đời" - (Tố Hữu). Anh đánh Mỹ với một sức mạnh phi thường: " Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành Mắt tìm thù sao bay rực rỡ Rượt đuổi thù chân như chiến mã Đâm chết thù sức núi dồn tay". (Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành - Phạm Hổ) Lòng căm thù của anh có thêm " nghìn độ lửa thiêu" và trở thành vô địch: " Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc". ( Bài thơ về hạnh phúc - Dương Hương Ly) Niềm tự hào cũng đạt tới đích cao vời vợi, anh đã trở thành nhân vật huyền thoại của thời đại mới: " Con đứng đây dưới Trường Sơn hùng vĩ Mười tám sức trai luyện lửa thành đồng Chân như pha sắt, hồn pha thép Ngẩng cao đầu thở gió biển đông (Phan Minh Đạo) Con đường Trường Sơn - con đường huyết mạch nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn - Nơi đế quốc Mỹ chút xuống không biết bao nhiêu tấn bom đạn và chất độc hóa học, lại là con đường gắn bó máu thịt với các anh bộ đội lái xe. Bom đạn kẻ thù, đã làm cho những chiếc xe bị phá hủy đến trơ trụi, mất đi mọi thứ bên ngoài: " Không kính, rồi xe không đèn Không có mui xe, thùng xe có xước" Nhưng trên những chiếc xe ấy, người chiến sỹ vẫn " Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ". Bất chấp bom đạn kẻ thù: " Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) " Có một trái tim"- trái tim đó chính là tình yêu thương mênh mông với đồng bào, đồng chí ở Miền Nam, đó là lòng căm thù giặc cháy bỏng. Dường như cả những kỷ niệm tuổi thơ cũng tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người chiến sỹ chiến đấu và vượt lên mọi khó khăn thử thách. Ta hãy nghe tâm sự của một chiến sỹ với người bà kính yêu ở hậu phương: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ Quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuổi thơ. ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Chính vì được giác ngộ lý tưởng sâu sắc, ngươi chiến sỹ đứng trên đỉnh cao mới của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: dám đánh Mỹ và thắng Mỹ. Anh xứng đáng là những " Con người đẹp nhất ", là niềm tự hào của dân tộc: "Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào anh con người đẹp nhất Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ Không tự ngắm mình anh chẳng hay đâu Hỡi chàng dũng sỹ Cả năm châu chân lý đang nhìn theo". ( Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) Sự hy sinh của người lính là sự hy sinh trong sáng, là " Cái chết hóa thành bất tử "- ( Tố Hữu ) trong lòng nhân dân, trong lòng đất nước. Lê Anh Xuân đã ghi lại một trường hợp hy sinh điển hình để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ: " Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng" ( Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân) Con đường đi của anh bộ đội cụ Hồ là con đường của những chiến công kỳ diệu. Từ chân đất, anh “cưỡi máy bay lướt giữ không gian”- (Thanh Hải) . Từ mang ngọn tầm vông, anh điều khiển dàn tên lửa. Anh là hiện thân của sức mạnh nhân dân anh hùng. Trong đại thắng mùa xuân 1975, anh truy kích kẻ thù bằng những bước chân của Phù Đổng, hào khí của Lê Lợi, Quang Trung: " Anh đánh như sét nổ trời rung Anh chuyển như lũ dồn bão cuốn Chặt Buôn Mê Thuật rụng cả Tây Nguyên Quét Huế - Thừa Thiên đổ nhào Đà Nẵng" ( Toàn thắng về ta - Tố Hữu) Các anh lại viết lên một huyền thoại mới của thời đại, được cả " Năm châu, chân lý" nhìn theo, cái nhìn trìu mến và khâm phục. Tuy nhiên, không vì vậy mà anh bị thần thánh hóa, trái lại vẫn là những con người mang cốt cách bình dị. Dũng sỹ diệt Mỹ qua con mắt trẻ thơ: " Cháu nghe chú đánh những đâu Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi Đến đây chỉ thấy chú cười Chú đi gánh nước chú ngồi đánh bi" ( Gửi theo các chú bộ đội - Trần Đăng Khoa) Anh bộ đội cụ Hồ là kết tinh của bình thường và phi thường, của vĩ đại và giản dị. Và còn là sự kết tinh của nhiều phẩm chất " Yêu thương mênh mông", " Căm hờn cháy bỏng", " rất mãnh liệt và cũng rất dịu dàng". Người chiến sỹ có tầm vóc lớn lao của thời đại, phẩm chất của anh là " Thước đo mọi giá trị trên đời". Đó là vì anh đã phấn đấu bền bỉ qua hai cuộc kháng chiến, được nhân dân nuôi dưỡng và truyền cho dòng sữa nhân nghĩa, anh hùng của bốn nghìn năm, được thời đại cho tư tưởng khoa học và cách mạng Mác - Lê nin, được Đảng, Bác chăm lo giáo dục và rèn luyện: " Tổ quốc cho anh dòng sữa tự hào Thời đại cho anh ánh sao trí tuệ" ( Tố Hữu) Tiếng súng lại nổ ở hai đầu biên giới. Các anh lại phải ra Bắc vào Nam thực sự là điểm tựa của lịch sử và của nhân dân để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu. Anh là niềm tự hào lớn của dân tộc, là điển hình cao đẹp cho người anh hùng trong thời đại. Anh mãi và sẽ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong những sáng tác thơ ca. III. Kết luận: Đọc những trang thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975, chúng ta hiểu thêm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt. Đồng thời ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính. Thơ kháng chiến là tiếng đại bác gầm rung và cũng là tiếng chim ca hát bình minh. Chất trữ tình và chất anh hùng ca hoà quyện trong hồn thơ, trong mỗi bài, mỗi câu, mỗi ý thơ. Nó bảo tồn được sức sống không chỉ vì đó là tiếng nói của thời đại lịch sử mà còn là tiếng nói trái tim của những phong cách thơ riêng. Thơ trong giai đoạn này đã phát hiện tư thế người lính đối diẹn với lịch sử, với chân trời tự nhiên luôn giãn nở. Các anh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến trường kì. ở các anh có sự hội tụ đầy đủ phẩm chất, tâm hồn và tính cách, hành động tiêu biểu cho những con người anh hùng dân tộc. Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống ông cha để làm vẻ vang non sông, để đất nước Việt Nam mãi là: “ Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao, thần thoại.”

Câu trả lời:

Nhà văn Nga Aimatôp có lần đã viết “không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể xem nó như câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu trong sâu thẳm trái tim con người và kể chuyện về nó không phải là điều dễ dàng”. Quả đúng như vậy, kể chuyện về chiến tranh với các nhà văn Việt Nam là điều không dễ dàng, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 30 năm trường kì của nhân dân Nam bộ. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cây bút trưởng thành từ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ở Nam bộ lại nhìn về hiện thực đau thương đó bằng một cái nhìn nhân văn, cao đẹp. Vượt lên những mất mát, đau thương của con người, nhà văn ngợi ca về vẻ đẹp của tình cha con, tình đồng đội. Điều này được thể hiện trọn vẹn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” qua nhân vật bé Thu và câu chuyện cảm động của hai cha con bé Thu- anh Sáu.} Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử.
Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống đầy éo le: vì một sự hiểu lầm trẻ con, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.
Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi sự hiểu lầm trong em được bà ngoại giải đáp.
Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh sau ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức “không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười”. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng “ba” đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sau trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Bởi nguyên nhân sâu xa của sự chối từ ấy vẫn là tình yêu ba. Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người ba trong tấm ảnh chụp chung với má. Người ba với gương mặt không có vết thẹo dài do tội ác của kẻ thù. Khi đã có hình ảnh người ba ấy, em ngây thơ và rất trẻ con cho rằng ba không thay đổi và mình không thể gọi ba với bất kì một người nào khác.
Thế nhưng, tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút anh Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận. Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ. Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”. Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả anh Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba...a...a...ba!”. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu: chạy xô tới, chạy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi...Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình” vì nó khiến ta bồi hồi xúc động, không muốn cắt đi khoảnh khắc đẹp nhất của tình cha con trong bé Thu, anh Sáu. Cả hai cha con anh đã đợi chờ trong tám năm chỉ để có vài phút ngắn ngủi này. Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua. Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay. Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.
Đoạn trích kết thúc trong ánh mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh nhờ bác Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương “yêu nhớ tặng Thu con của ba” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong cuộc chiến đấu. Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước.
Bé Thu là nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc và làm ta xúc động khi đọc “Chiếc lược ngà”. Thông qua câu chuyện của anh Sáu và bé Thu, tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của tình phụ tử trong hoàn cảnh chiến tranh đau thương mất mát. Vì thế, tác phẩm là bài ca bất tử về sức mạnh tình cha con trong cuộc đời mỗi con người. Đồng thời, quabé Thu và câu chuyện cảm động của cha con em, ta càng hiểu thêm những đau thương mà người dân Nam bộ phải hứng chịu trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. Chính vì thế, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ thành công trong việc miêu tả tâm lí trẻ em mà còn mang giá trị nhân văn cao đẹp.

Có một nhà văn đã từng nói “không có gì nghệ thuật vươn tới hơn là tình yêu thương cao đẹp của con người”. Và thành công lớn nhất của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là ông đã đem đến cho ta cảm xúc mãnh liệt về tình người. Tình cha con thiêng liêng, bất tử sáng lên trong hoàn cảnh chiến tranh đau thương, khốc liệt.

Câu trả lời:

Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông hai đã bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, đó là một điều xót xa cho một người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.Không những phải chịu cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. Ông Hai bị gạch đổ bại một hông trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế, tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình sâu sắc. Với ông Hai, làng Chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. Ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng Chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu lắng của ông Hai với nơi chôn nhau cắt rốn. ông khoe làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gì thuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai họa song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông Hai cái sinh phần đó là sức lực của cả làng, và có một chút rất riêng của bản thân ông. Tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.

Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình những ông khoe làng có cái nhà thông tin rộng rãi, có chòi phát thanh, khoe làng mình giàu có, trù phú... Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn là khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

Ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ. Ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư, ông cũng tự an ủi mình: “Đi tản cư cũng là kháng chiến”.

Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về cách mạng, về kháng chiến, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây .ông Hai cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân. Trước hết đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng Chợ Dầu vẫn là nơi ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bây giờ... ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng Chợ Dầu lóe lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù... Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ soi xét cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai...”.

Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông rất chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.

Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng, với sự hớn hở của ông Hai khi nghe cái tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng, yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con lật đật, bô bô kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy trụi mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và bây giờ ông lão có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng Chợ Đầu kháng chiến của mình.

Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc họa hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sống động, chân thực và những nét tính cách rất nông dân: chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.Vốn là những con người chân thực, chất phác nên những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm. Nhưng cảm giác ấy nhanh chóng tan đi. Người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng của cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân. Những người như ông Hai cảm thấy day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ.

Tác phẩm Làng của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sông động, chận thực với những chi tiết dân dã, mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong những ngày đầu đón nhận cách mạng của người nông dân. Người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.

Câu trả lời:

Chúc bạn học tốt

Hồi ức về bếp lửa đã thổi luồng hơi ấm làm bớt đi cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê. Nỗi nhớ quê có cha mẹ, có bà nội cứ day dứt hoài khôn nguôi. Nơi đó luôn vương vấn hình ảnh bà nội tảo tần hôm sớm. Dáng bà còng lưng thổi bếp, thổi mãi cho đến khi bếp cháy và toả ra luồng hơi ấm nồng nàn. Hơi ấm của lửa tràn khắp căn bếp nhỏ sưởi ấm tâm hồn đơn côi của hai bà cháu, sưởi ấm sự chờ mong và niềm tin vào ngày mai chiến thắng.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!…
"Tôi nghĩ rằng, chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là những ấn tượng về nét riêng biệt mà thiêng liêng giúp tôi làm nên những vần thơ đầy cảm xúc đó". Bên lửa và cùng với lửa, những người trong gia đình kể cho nhau nghe mọi chuyện trên đời, về sự khó khăn, may mắn và thành công. Không khí ấm cúng của gia đình Việt có lẽ không bao giờ thiếu lửa. Bên lửa muôn thuở vẫn là những người đàn bà mang dáng dấp và phong cách Việt Nam. Vì thế, đương nhiên, bà và bếp lửa trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cụ thể và trìu mến. Bà thổi hồn cho bếp, thổi vào đó tình cảm và trách nhiệm, lòng yêu thương cũng như sự hy sinh. "Tôi nhớ mãi hình ảnh bà đun bếp, phải khó khăn mới thổi được bếp lên, giữ cho lửa thật đều, thật đậm là cả một nghệ thuật". Những người phụ nữ Việt Nam luôn là hiện thân của sự gắn kết cuộc đời mình với bếp lửa, với sự nồng nàn ấm áp của lửa và một niềm tin
không thể chuyển lay.
"Cho đến ngày hôm nay, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, tôi vẫn không sao quên được hình ảnh bà và ngọn lửa trong trái tim bà. Bà và bếp lửa. Hai hình tượng ấy có lẽ đã thực sự làm nên dấu ấn trong cuộc đời tôi. Bây giờ, cuộc sống thay đổi quá nhiều, bếp lửa truyền thống không còn vẻ hữu dụng của nó trong cuộc sống thường nhật nữa. Nó đã bị thay thế bằng đủ kiểu bếp nhanh hơn, tốt hơn. Cảnh xúm xít thiêng liêng quanh bếp lửa gia đình bỗng trở nên hiếm hoi hơn. Ăn uống cũng không thành vấn đề gì nặng nề nữa, từ cơm cặp lồng, đến cơm hộp rồi cơm nhà hàng, tự nhiên lại chạnh lòng nhớ tới bàn tay cần cù của bà chăm sóc nấu nướng thưở xa xưa".
Nhắc đến bà, vẫn thấy đâu đây cái mùi khói lan toả từ bếp của bà, sống mũi nhà thơ dường như vẫn còn cay. Bếp lửa thực ra chỉ là bếp lửa thôi, nhưng hồn bếp vẫn đi cùng năm tháng với ông, vẫn gắn với toàn bộ cuộc đời thơ ca của ông:
Giờ cháu đã đi xa
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?…
Phải làm sao cho làn khói tan trong gió, mờ trong sương, khói ẩn vào cây, len vào rừng!". Chính cái cay cực ấy, cái lui cui khó nhọc ấy - những kỷ niệm thú vị về một thời đạn bom mà những ai đã trải qua đều không thể nào quên được, đã tạo nên những cảm xúc để sau này.Tôi nhớ mãi câu chuyện rất nhân văn của nhà văn Nga Koronenko. Trên con thuyền lạnh lẽo, đầy sương mù, người lái thuyền liên tục động viên lữ khách rằng đằng kia có ánh lửa, sắp đến nơi rồi. Nhưng, càng đi, ngọn lửa càng xa, mãi mãi không bao giờ đến được. Đó là một triết lý mang tính nhân đạo cũng có cái gì đó thật hoài niệm xót xa. Sự ấm cúng, tưởng có thể với tới, nhưng chẳng phải dễ dàng gì…

Câu trả lời:

Chúc bạn học tốt

Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng. Ông hai đã bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, đó là một điều xót xa cho một người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.

Không những phải chịu cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. Ông Hai bị gạch đổ bại một hông trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế, tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình sâu sắc. Với ông Hai, làng Chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng Chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu lắng của ông Hai với nơi chôn nhau cắt rốn. Ông khoe làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gì thuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai họa song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm tríông Hai cái sinh phần đó là sức lực của cả làng, và có một chút rất riêng của bản thân ông. Tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.

Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng có cái nhà thông tin rộng rãi, có chòi phát thanh, khoe làng mình giàu có, trù phú... Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn là khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

Ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ. Ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư, ông cũng tự an ủi mình: “Đi tản cư cũng là kháng chiến”.

Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về cách mạng, về kháng chiến, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây ông Hai cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân. Trước hết đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng Chợ Dầu vẫn là nơi ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bây giờ... ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng Chợ Dầu lóe lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù... Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ soi xét cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai...”.

Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông rất chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.

Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi nghe cái tin làng mình theo Tây được cảichính. Tình yêu làng, yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con lật đật, bô bô kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy trụi mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và bây giờ ông lão có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng Chợ Dầu kháng chiến của mình.

Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc họa hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sống động, chân thực và những nét tính cách rất nông dân: chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Vốn là những con người chân thực, chất phác nên những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm. Nhưng cảm giác ấy nhanh chóng tan đi. Người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng của cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân. Những người như ông Hai cảm thấy day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ.

Tác phẩm Làng của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã, mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong những ngày đầu đón nhận cách mạng của người nông dân. Người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.