Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Nguyên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 171
Điểm GP 25
Điểm SP 168

Người theo dõi (33)

Minz Ank
lê huân
Ánh Tuyết

Đang theo dõi (10)


Câu trả lời:

MB: Trong văn học, xã hội, học tập, lịch sử, lòng biết ơn luôn đc thể hiện rõ nét qua từng giai đoạn. Đi đâu, về đâu thì cũng hướng đến một chân lí: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
TB: Phần này mik hướng dẫn thôi nhé
Câu mở (nói chung chung)

+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
Lịch sử:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
Xã hội:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
Học tập:
+ Luôn cố gắng học tập đền đáp công ơn thầy cô đã dạy dỗ mình

+ Thi đua đạt hoa điểm mười tri ân bậc thầy cô giáo

+ Không bao giờ làm thầy cô giáo phiền lỏng

Văn học:

Có vô số các bài văn thơ nồi tiếng (tự tìm)

Có nhiều các tục ngữ ca dao như:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Uống nước nhớ nguồn
- Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
- Uống nước chớ quên người đào mạch.
- Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
- Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng ** đau
- Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Biển Đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

KB: Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa".

Câu trả lời:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

Câu trả lời:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.