Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 249
Điểm GP 25
Điểm SP 239

Người theo dõi (30)

Đang theo dõi (68)

Iridescent
︵✰Ah
Sun ...

Câu trả lời:

Mở bài

      Giới thiệu tác giả, tác phẩm

“Bình Ngô đại cáo” ra đời như, một bản tuyên ngôn về chủ quyền, chính nghĩa là một “ang thiên cổ hung văn” của dân tộc ta.

 Nguyễn Trãi viết sau hơn mười năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi. Tác phẩm là một văn kiện lịch sử, tuyên cáo về nền độc lập dân tộc, mang tư tưởng nhân đạo, chính nghĩa và yêu chuộng hòa bình của tác giả.

 Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo ta sẽ thấy rõ, tác phẩm hùng tráng, oai hùng hay sự tha thiết, tính nhân đạo, lòng thương dân yêu nước đều có trong tác phẩm. Vì vậy, đây là tác phẩm được ghi nhận là áng văn chính luận đỉnh cao và mẫu mực của văn chính luận Việt Nam giai đoạn trung đại.

Thân bài

Luận điểm 1: Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo ở tư tưởng yên dân và khẳng định chủ quyền.

Nguyễn Trãi viết mở đầu bài cáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Trong quan niệm đạo đức Nho gia, nhân nghĩa là tư tưởng được đề cao, theo đó con người coi trọng những cách hành xử tốt đẹp, “nhân nghĩa” được đề cập ngay ở đầu bài cáo cho thấy, đây là tư tưởng đạo đức mà Nguyễn Trãi luôn gìn giữ trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước cũng như trở thành tư tưởng sáng tác văn trương của ông.

-Nguyễn Trãi nhìn nhận, cốt lõi của việc nhân nghĩa là ở yên dân, nghĩa là mang đến cho dân cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc.=> Vì vậy, vào lúc hoàn cảnh đất nước phải chịu sự xâm lược của ngoại bang – quân Minh, thì nhiệm vụ trước tiên ta cần phải làm là “trừ bạo”, đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm.

=>Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là “lấy dân gốc”, lấy yên dân là kim chỉ nam cho mọi đối sách, hành động.

-Từ lập trường nhân nghĩa lấy dân làm trung tâm, Nguyễn Trãi tiến thêm một bước, xây dựng cơ sở lý luận cho luận đề chính nghĩa.

“Như nước Đại Việt ta từ trước

………….

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

Như nước Đại Việt ta từ trước

Lời tuyên bố đanh thép, khắc sâu vào lịch sử dân tộc về nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước Đại Việt. Nguyễn Trãi khẳng định chủ quyền của mỗi quốc gia, dù đó là đất nước lớn hay bé.

Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo ta thấy rõ quan niệm chính nghĩa của Nguyễn Trãi, nền văn hiến, phong tục, lịch sử, núi sông bờ cõi hay những bậc hào kiệt, nước Đại Việt cũng đều có và riêng biệt; chứ không riêng gì Đại Hán. Bằng niềm tự hào về dân tộc, Nguyễn Trãi không chri khẳng định về nền độc lập dân tộc mà còn chỉ rõ nền độc lập ấy đã có từ lâu đời, trải qua nhiều triều đại. Cái sắc bén trong cơ sở lý luận khẳng định nền độc lập của nước Đại Việt cũng như chính nghĩa trên đời là đưa ra các chứng cứ lịch sử về cuộc trường trinh oai hùng của triều đại hậu Lê.

Luận điểm 2: Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Vì chủ quyền dân tộc là bất khả xâm phạm, nên kẻ nào xâm phạm là làm trái đạo trời. Nhưng bè lũ giả dối, từ giặc Minh đến bọn bán nước cầu vinh đều hành động tàn bạo, giẫm đạp lên chính nghĩa ở đời:

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi

Để chứng minh tội ác tận cùng của lũ giặc bạo tàn, Nguyễn Trãi viết một đoạn văn mang theo nỗi căm hồn sục sôi và cũng chứa đựng bao đau đớn:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

……...

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng…

Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo ta thấy, bởi tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, nên những hành vi bóc lột tàn bạo nhân là trái đạo trời, lựa bịp dân. Vì vậy, bằng những lời lẽ đanh thép nhất, bằng bút pháp phóng đại và ngôn ngữ giàu tính hình tượng, Nguyễn Trãi đã thẳng tay vạch trần bộ mặt tàn ác, giả dối của bè lũ cướp nước.

Không chỉ trực tiếp thảm hại dân lành, chúng còn đặt ra thuế khóa đẩy đất nước ta vào cảnh kiệt quệ Bài cáo như thốt lên nỗi đau đẫm máu và nước mắt của nhân dân, là tiếng lòng căm phẫn của nhân dân.

Nhưng trước kẻ thù hiểm ác rung đất trời, việc trừ bạo không phải ngày một ngày hai. Nhưng khí thế của nghĩa quân Lam Sơn, hình ảnh của anh hùng hào kiệt Lê Lợi là niềm tin, là ý chí thắng lợi:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa,

Chốn hoang dã nương mình.

Danh xưng “ta” cho thấy tinh thần anh hùng, trượng nghĩa cùng lòng căm thù giặc sâu sắc và há đội trời chung với giặc. Trải qua bao ngày tháng khó khăn, nếm mật nằm gai, Lê Lợi đã trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Mặc dù lúc bắt đầu bị yếu thế so với địch, nhưng với “Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông/ Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chăm còn dành về phía tả.”, Lê Lợi và nghĩa quân của mình đã giành thắng lợi.

 

Qua một đoạn văn ngắn, Nguyễn Trãi đã tái hiện cuộc chiến đấu chống giặc minh chân thực và dưới nhiều góc độ. Đó là những trận đánh liên tiếp, dường như diễn ra khắp mọi nơi:

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu,

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.

Nào là trận Chi Lăng, Mã Yên, rồi liên tiếp hai năm rồi hai tám, những tên cầm đầu của quân giặc không tử vong thì tự vẫn, nghĩa quân Lam Sơn thực hiện liên tiếp các trận đánh để áp chế và đẩy lùi quân giặc:

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông

Rồi quân ta thừa thắng xông lên, khi quân tướng hừng hực khí thế thì ta luôn ở thế chủ động tiến công, thắng không ngừng thắng:

Sĩ khí đã hăng

Quân thanh càng mạnh

Sĩ tốt kén người hùng hổ

Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Và lòng yêu nước, tinh thần chính nghĩa, hào khí Đại Việt đã tạo nên một sức mạnh phi thường, đã tạo nên kỳ tích, dù yếu mà thắng mạnh, nhỏ mà thắng lớn.

Ghê gớm thay sắc phong vân phải đổi,

Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ.

 Đó không chỉ là ngợi cả thắng lợi của quân ta mà còn nhấn mạnh sự thất bại thảm hại của kẻ thù, kẻ bạo ngược, thâm độc.

Có điều, Nguyễn Trãi cũng như Lên Lợi đều luôn hiểu rõ con đường nhân nghĩa mà mình theo đuổi. Vì vậy khi giặc thất thế, ta biết điểm dừng, khi giặc đến đường cùng ta đã mở cho chúng một con đường sống, ta thấy rõ tinh thần nhân đạo, thường võ của Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi và đội quân Lam Sơn.

Sau bao nhiêu gian lao, đau đớn, cuối cùng chúng ta cũng chiến thắng giặc thù, cũng giành lại được nền độc lập, dân được hưởng thái bình, được sống ấm no:

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu

Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Kết luận

Cho đến nay, “Bình Ngô đại cáo” vẫn vẹn nguyên giá trị, sức sống như lần đầu tiên được tuyên cáo trước thiên hạ. Nó có sức sống lâu bền bởi nó là một văn kiện lịch sử khẳng định nền độc lập dân tộc và mang tư tưởng nhân đạo, chính nghĩa vĩ đại.

Trên phương diện văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại một áng văn mẫu mực về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của quân và dân ta tước giặc thù hung bạo. Mỗi một thế hệ khi đọc bình ngô đại cáo đều tự hào khi được lật lại và cảm nhận khí thế hào hùng của một thời đại lịch sử oanh liệt của dân tộc. Ẩn bên trong áng văn của Nguyễn Trãi, không chỉ là niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của riêng tác giả mà còn của toàn dân về ý chí người Việt, về đạo nhân nghĩa vì nước, vì chính nghĩa mà trừ bạo tàn.

Câu trả lời:

    Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi, cái lặng lẽ ấy đôi lúc đưa ta vào mộng mi. Cái mộng mị tưởng chừng làm ta lăng quên đi vao điều thanh cao đẹp đẽ thì bất giác câu nói của nhà triết học tư tưởng lớn của Pháp Đi – đơ- rốt đã thức tỉnh trái tim tôi, gõ cửa nơi tâm hồn lãng du." Người hạnh phúc nhất là người đem đến cho mọi người hạnh phúc nhất". Vậy hạnh phúc là gì?Hạnh phúc là một trong những cảm xúc vô cùng đáng quý và trân trọng của con người, là niềm sung sướng vô tận khi đạt được mục đích và kết quả. Đó là sự thỏa mãn những khát khao đời sống từ vật chất cho đến tinh thần của con người. Nhưng co lẽ chúng ta thấy được rằng hạnh phúc là sự mãn nguyện với những gì mình có từ tâm hồn,cảm thấy cuộc sống luôn có ý nghĩa. Nó cũng mơn man, âm ỉ cũng có thể sôi trào, lung linh như bảy sắc cầu vồng… Thế nhưng dù là ít hay nhiều, dù là nhẹ nhàng hay sâu lắng thì nó cũng là điều mà con người ai cũng khao khát muốn giành lấy cho mình. Thật đúng như vậy, người hạnh phúc nhất khi họ đêm đến hạnh phúc và tiếng cười cho mọi người xung quanh. "Người hạnh phúc nhất là người đem đến cho mọi người hạnh phúc nhất" Ở đây, Đi – đơ- rốt muốn nhận mạnh đến bạn đọc sức mạnh của sự sẻ chia, đồng cảm và yêu thương giữa con người vs con người giúp cta cảm thấy hạnh phúc luôn ngập tràn. Đúng như câu thơ của Tố Hữu" Nghĩa nào vay mà không có trả/Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”". Trong cuộc sống ta luôn bắt gặp những con người thầm lặng ngày ngày cống hiến bảo về sụ bình yên cho mọi người. dù là sự hy sinh lặng lẽ có lúc không nhận được sự cảm ơn nhưng họ vẫn rất hạnh phúc, vì chính họ vừa lan tỏa hp đến cho mọi người xung quanh.  Người đem đến hạnh phúc cho nhiều người lại hạnh phúc nhất bởi vì đây là một lẽ sống đúng và cao cả, hạnh phúc của mỗi người hãy xem như chính hạnh phúc của bản thân mình. Hạnh phúc bắt nguồn từ người khác, từ những hành động nhỏ mà mình tạo nên, hạnh phúc nó không giới hạn ở một nghĩa nào cả và đơn giản là con người họ cảm nhận, thấy được điều đó. Đây là lối sống mà con người luôn đề cao và rất đáng quý. Thật đáng buồn làm sao khi đâu đó vẫn còn có những con người không biết chia sẻ hp đến mọi người xung quanh. Cuộc sống sẽ ra sao, sẽ đi về đâu nếu con người chúng ta ích kỉ chỉ biết giữ hạnh phúc cho riêng mình. Còn đó ngoài kia bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm tình yêu thương và niềm hp. " nơi lạnh giá nhất không phải là Cực Bắc mà là nơi không có tình thương". Con người sinh ra vốn dĩ đã có trong mình một tình yêu thương, chia sẻ một sự thiện lương nó như là bản năng có sẵn rồi. Vì thế tại sao chúng ta không nhân rộng nó ra để con người trở nên gắn kết hài hòa với nhau hơn? Tôi thấy mình thật vô tâm khi bấy lâu chỉ bt nghĩ cho bản thân mình mà quên đi hp của mọi người xung quanh. “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”.Đạo lí của Đi –đơ- rốt như một lời nhắc nhở chúng ta hãy học cách yêu thương và quan tâm mọi người xung quanhMỗi chúng ta là một mảnh ghép muôn màu của cuộc sống, Hãy làm cho xã hội của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bằng chính những hành động và suy nghĩ đơn giản của mình. Đừng bao giờ coi việc bạn bố thí cho người khác là hạnh phúc bởi hạnh phúc thực sự phải xuất phát từ cái tâm thiện lương và tấm lòng cao cả. chỉ khi đó chúng ta mới thực sụ là " Người hạnh phúc nhất"

Câu trả lời:

Chiến tranh đã lui xa nhưng âm vng về một thời lửa cháy thì vẫn còn đó,bức chân dung rất đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ - người nông dân mặc áo lính, những anh hùng "áo vải chân không đi lùng giặc đánh" trong thời đại Hồ Chí Minh. Bao trùm lên toàn cảnh giai đoạn kháng chiến chống Pháp là hình ảnh những người lính xuất thân từ vùng quê nghèo khổ, lam lũ, mang theo vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân thành của người nông dân.Họ là những con người có cùng chung lí tưởng, chung giai cấp. Nhưng trên hết trong hoàn cảnh chiến đấu, thiếu thốn, gian khổ và ác liệt họ tỏa sáng vẻ đẹp của ý chí kiên cường vượt trên tất cả thử thách khắc nghiệt đế chiến đấu và chiến thắng. Và trong những ngày tháng cùng vào sinh ra tử ấy, những người lính tự tạo nên nguồn sức mạnh tinh thần- tình đồng chí đồng đội vô cùng lớn lao, chỗ nương tựa về tâm hồn để họ kiên cường chiến đấu. Có sức mạnh ấy mọi gian nguy của cuộc chiến không thể làm họ gục ngã, không thế làm mờ đi chất lãng mạn lạc quan, yêu đời trong tâm hồn họ.Đó là những người lính cùng chiến đấu cho hoà bình và độc lập tự do cho dân tộc, với tinh thần quyết chiến quyết thắng. Điều đặc biệt, họ đều là những con người giàu lòng yêu nước, yêu quê hương, có tình đồng chí, đồng đội sâu nặng, bền vững. Hình ảnh những anh bồ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp mãi in sâu vào trong tâm trí mỗi con người Việt Nam, dựng lên bức tượng đài sừng sững uy nghiêm. Để rồi, mai sau khi đất nc có chiến tranh tôi cũng sẽ ra đi như các anh đã đi để bảo vệ Tổ Quốc dân tộc. "..Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa/ vui gì hơn đc lm người lính đi đầu/ Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa"

Câu trả lời:

Có ý kiến cho rằng nếu Nguyễn Du miêu tả Kiều nhớ cha mẹ trước, nhớ người yêu sau thì phải đạo làm con hơn. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

Kiều đã nhớ đến người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ, phải chăng là nàng đã đặt chữ "tình" lên trên chữ "hiếu"? Thực ra, việc Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng trước rồi mới miều tả nỗi nhớ cha mẹ là hoàn toàn hợp lí, thể hiện cái tài của ND. Kiều không hề đặt chữ "hiếu" sau chữ "tình". Khi gia đình gặp tai biến, trước câu hỏi "Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?", Kiều đã dứt khoát lựa chọn chữ "hiếu" bằng hành động bán mình chuộc cha,cứu cả gia đình, bị đẩy vào lầu xanh.Kiều đã Làm tròn đc chữ hiếu. Giờ đây, khi cha và em nàng đã được cứu, người mà nàng cảm thấy mình có lỗi chính là Kim Trọng. Nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt." ND là người có con mắt trông khắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cái tài, cái tâm của ông trải dài trên thiên truyện. Chính vì vậy mà ND đã miêu tả K nhớ người yêu trước rồi nhớ đến cha mẹ sau hoàn toàn hợp lí. Qua đó còn cho thấy phẩm chất tốt đẹp của nàng, là con người nặng tình nghĩa, luôn nghĩ đén những người thân yêu.