Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 109
Điểm GP 13
Điểm SP 182

Người theo dõi (14)

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Như bao trẻ thơ khác, tôi cũng có một gia đình tràn trề hạnh phúc. Trong mái ấm đó luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng; những lời ru ngọt ngào. Và cũng trong gia đình đó tôi được sống trong tình yêu thương của mẹ cha, ông bà. Mẹ tôi là người tuyệt vời nhất.

Mẹ tôi đẹp lắm! Có thể chỉ đẹp trong tôi mà thôi nhưng quả thật tôi thích nhất là ngắm mẹ. Nhiều lúc tôi ngắm mẹ, bị bố phát hiện làm tôi ngượng chín cả người. Đôi mắt mẹ vừa sắc sảo vừa hiền từ. Ẩn chứa trong đôi mắt đó là mênh mông yêu thương. Đôi mắt vui lúc nào, buồn lúc nào tôi đều biết. Lúc vui đôi mắt ấy như có lửa, cứ sáng rực. Lúc buồn đôi mắt mẹ tối sầm lại, mẹ trầm hẳn đi, làm ôi cứ day dứt mãi. Có lẽ trên đời này sung sướng nhât slaf nhìn thấy nụ cười của mẹ. Nụ cười ấy sáng ngời như hoa hướng dương làm cho tôi có thêm nghị lực để bước qua những khó khắn của cuộc đời. Nếu tôi là cây non thì nụ cười của mẹ là ánh nắng ban mai cho cây thêm sức sống . Đôi bàn tay mẹ không trắng trẻo, đầy đặn mà gầy gầy xương xương. Đôi bàn tay ấy chai sạn vì công việc hàng ngày quá vất vả. Nhưng, cũng từ đôi bàn tay ấy , tôi cảm thấy hết sự ấm áp, sự chở che yêu thương của mẹ dành cho tôi. Mẹ thương tôi lắm!

Những bát cơm tôi ăn hàng ngày, những chiếc áo ấm tôi mặc lúc mùa đông...

Tất cả đều thấm đẫm mồ hôi mẹ. Tuy vất vả nhưng mẹ vẫn dành trọn tình yêu cho tôi,vẫn chăm sóc tôi một cách chu đáo. Cóp nhiều đêm đông, tôi đang thiu thỉu ngủ, chợt nhớ tới mẹ tôi nhìn ra ngọn đèn dầu mờ ảo thì nhìn thấy mẹ vẫn đang cặm cụi, tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ để mau cho tôi chiếc áo ấm đi học. Nhìn mẹ mà tôi không khỏi chạnh lòng. Chưa bao giờ tôi thương mẹ tôi như lúc này! Tôi muốn chồm dậy ôm mẹ và nói"Mẹ ơi!Đêm khuya rồi, mẹ hãy đi ngủ đi!Nhìn mẹ vất vả và con thương mẹ lắm!". Nhưng tôi không thể nói được mà chẳng hiểu vì sao. Tôi như ấm hơn vì được tiếp thêm hơi ấm tình thương từ mẹ. mẹ đối với tôi là tất cả. Bữa cơm dù ngon đến đâu nhưng không có mẹ tôi cảm thấy vô vị và nhạt nhẽo vô cùng.

Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao quý. Nếu một ngày nào đó tôi vắng đi tình yêu thương ấy, liệu tôi có sống được ko?

Thời gian vẫn trôi theo nhịp tháng ngày. mẹ vẫn cứ là điểm tựa, vẫn chở che, vẫn chắp cho con đôi cánh ước mơ, và con sợ một ngày khi mà:

Chỉ có một lần mẹ không ngắn con khóc

Là khi mẹ không thể lau nước mắt cho con

Là khi mẹ không còn

Hoa hồng đó từ nay hóa trắng

Câu trả lời:

Từ xưa tới nay, mỗi khi đi mua giày dép thì chúng ta thường truyền miệng nhau câu nói “giày thừa dép thiếu”. Đây được coi như là kinh nghiệm đi chọn giày dép được truyền lại và thường được áp dụng khi chúng ta đi mua giày dép. Đến tận ngày nay thì quan niệm này vẫn được mọi người áp dụng

Đối với giày

Bạn nên lựa chọn một đôi giày vừa về chiều dài không nên dài hơn hay ngắn hơn chiều dài của đôi chân bạn còn chiều ngang của đôi giày thì cần ôm sát bề rộng của đôi chân. Khi đi giày thì chiều ngang của đôi giày sẽ giãn rộng ra vì thế bạn nên ưu tiện chọn một đôi giày có chiều dài vừa vặn. Khi giày giãn ra nếu chọn giày thừa thì giày sẽ thừa ra tất nhiều khiến đôi chân bạn không vừa giày nữa mà còn như bơi trong giày. Chính vì vậy cần phải lựa chọn một đôi giày vừa vặn với chân, tuyệt đối không nên lựa chọn giày theo quan niệm giày thừa. Chỉ có lựa chọn một đôi giày vừa vặn thì bạn mới cảm giác thực sự thoải mái, dễ chịu và tự tin trong mỗi bước đi của mình. Một đôi giày chật hay rộng đều làm tổn hại tới đôi chân của bạn bởi khi đó chân bạn sẽ bị cọ xát, phồng rộp, đau nhức.

Lưu ý khi chọn mua những đôi giày mũi ngắn thì nên lựa chọn những đôi giày mà khi đi vào thì ngón chân của bạn không bị chạm mũi nếu không bạn sẽ bị kích chân, các ngón chân không cử động thoải mái được dẫn tới đau nhức. Còn nếu khi chọn các đôi giày mũi dài thì không nên lựa chọn những đôi giày có mũi bó sát quá với bàn chân sẽ tạo cảm giác khó chịu. Khi lựa chọn giày hãy ưu tiên lựa chọn chiều dài phù hợp trước sau đó mới tới chiều ngang, có thể lựa chọn chiều ngang giày ôm sát một chút nhưng chiều dài thì phải vừa bởi chiều ngang có thể rộng ra sau khi sử dụng một thời gian.

Đối với dép

Việc lựa chọn một đôi dép thiếu, bé hơn so với chân của mình là điều mà tuyệt đối nên tránh. Tùy thuộc vào hình dáng đôi chân mà bạn có thể lựa chọn cho mình những đôi dép khác nhau để phù hợp và đẹp nhất với chân bạn. Một đôi dép thiếu sẽ trông bạn rất xấu, mất thẩm mỹ bởi không ai có thể coi là đẹp khi mà bạn sử dụng một đôi dép thiếu gót, phần gót chân bị thừa ra sẽ không được nâng đỡ, bảo vệ sẽ khiến chân bị bẩn, bị tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt tới chân. Quan niệm chọn dép thiếu với suy nghĩ dép sẽ giãn ra khi sử dụng nhưng chúng chỉ có thể giãn ra về chiều ngang còn chiều dài thì không thể rộng ra vì thế bạn vẫn bị thiếu dép so với chân. Vì vậy quan niệm ấy là sai lầm, khi lựa chọn dép thì bạn vẫn cần lựa chọn cho mình một đôi dép vừa vặn với đôi chân. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo được khả năng bảo vệ, nâng giữ đôi chân để tạo cho bạn cảm giác thoải mái nhất.

Câu trả lời:

“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”.

Cảm xúc dâng trào khi nhà thơ nghĩ về bà, về bếp lửa, và việc bà nhóm lửa. Một sự tổng kết và ngợi ca về đời bà, tình bà. Bà là suối nguồn của ấm no và hạnh phúc, là tình thương của tuổi thơ. Bếp lửa mà bà nhen nhóm một đời người là ngọn lửa “kì lạ vù thiêng liêng”. Điệp ngữ: “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”, “nhóm nồi xôi gạo mới”, “nhóm dậy cả những tâm tình”… bốn lần vang lên qua vần thơ cảm thán đã khắc sâu hình ảnh người bà, tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam, biểu lộ niềm tôn kính và biết ơn vô han.. Ý tưởng sâu sắc đẹp đẽ. Ngôn từ biểu cảm. Hình tượng người bà và bếp lửa kì vĩ, tráng lệ:

“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm đậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!’

Các từ ngữ “ấp iu nồng‘đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa được bà nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Nhà thơ sung sướng tự hào thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”.

Đã có nhiều thơ ca viết thật hay về người mẹ hiền. Nhưng chưa có nhiều nhà thơ viết về bà mà đạt tới độ đặc sắc như bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Hình ảnh người bà đôn hậu được thể hiện qua hình tượng “bếp lửa”, “nhóm lửa” và “ngọn lửa” rất gần gũi với tâm hồn mỗi chúng la. Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính ơn và biết ơn bà bấy nhiêu.

Câu trả lời:

Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi an táng bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.

Để đến du lịch nơi đây, bạn có thể tham gia tour du lịch đến Nghệ An, hoặc tự tổ chức du lịch bụi. Đến đây bạn có thể thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan - mẹ Bác Hồ mà còn tham quan các địa điểm du lịch ở Nam Đàn nổi tiếng như quê nội, quê ngoại Bác Hồ và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.

Khu mộ với trung tâm là ngôi mộ của bà Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 05 năm 1984 đến ngày 16 tháng 05 năm 1985. Nhìn tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy (được mang về trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh – Đồng Tháp). Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi.

Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên, tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn bà Hoàng Thị Loan.

Phần mộ bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên theo hình mẫu ban đầu, được ốp bên ngoài bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch liền khối. Phần trên mộ được xây dựng theo hình khung cửi cách điệu, gợi nhớ cuộc đời canh cửi vất vả để nuôi chồng, nuôi con thuở sinh thời. Phía sau phần mộ là bức phù điêu bằng đá trắng khắc họa hình những cánh sen thanh cao, tinh khiết của quê nhà và cũng là biểu tượng về cuộc đời, nhân cách của bà.

Bà Hoàng Thị Loan sinh thời đã hết lòng vì chồng con. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế đi thi, bà đã cùng chồng gồng gánh đi bộ với hai con trai vào kinh đô giúp ông học tập, nén lòng gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An để giúp chăm sóc ông bà ngoại Hoàng Xuân Đường. Ở Huế, bà đã lao động dệt vải vất vả, vắt kiệt sức nuôi sống cả nhà. Sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, do sự vất vả khó nhọc trước đó, bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào năm 1901 trong khi chồng và người con Nguyễn Sinh Khiêm đang ở Thanh Hóa. Ở Huế lúc ấy chỉ có Nguyễn Tất Thành 11 tuổi đứng ra làm chủ tang cùng bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần.

Nơi đây chính là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa có một ý nghĩa sâu sắc đối với những con người Nghệ An. Đó là mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh .