Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 34
Điểm GP 0
Điểm SP 28

Người theo dõi (7)

Đang theo dõi (11)


Câu trả lời:

Kính gửi những vong hồn nạn nhân xấu số trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima và Nagasaki và toàn bộ người dân xứ sở Mặt Trời mọc.

Tôi là Danish Michael, một phi công người Mỹ đã tham gia vào phi vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản. Từ đó đến nay đã 72 năm rồi nhưng tôi vẫn không thể quên đi hình ảnh hai quả bom Little Boy và Fat Man phát nổ ở Hirosima và Nagasaki. Vào một buổi sáng, chỉ trong tích tắc, quả bom Little Boy đã phát nổ trên bầu trời của thành phố Hirosima. Chỉ vài ngày sau, cảnh tượng kinh hoàng đó lại được lặp lại một lần nữa trên bầu trời thành phố Nagasaki. Quả bom thứ hai đó là Fat Man, một quả bom được tạo thành từ plutonium. Quả kia được làm ra từ uranium. Tôi vẫn còn nhớ như in hai cột khói hình nấm bốc lên ngùn ngụt. Thật hãi hùng làm sao!

Sau khi thấy bản thống kê báo cáo về hai vụ ném bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki, tôi càng thêm áy náy và day dứt hơn. Khoảng 447.000 người đã thiệt mạng trong phi vụ đó. Vài năm sau, lại có thêm 100.000 mất mạng vì nhiễm phóng xạ. Một con số rất lớn, đủ để chúng ta biết sức công phá của bom nguyên tử lớn đến mức nào.

"Chiến tranh thế giới lần thứ 2" đứng là đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng vô tội trên toàn thế giới. Theo như tôi biết, dân số Nhật Bản trước và trong năm 1945 là gần 80 triệu người, nhưng khi "Chiến tranh thế giới lần thứ 2" kết thức, xứ sở Mặt Trời mọc chỉ còn khoảng 1,7 triệu người. Một con số cực kì lớn.nnTôi biết, mọi người lúc bấy giờ phải sống một cách khổ sở, trốn chui trốn lủi nhưng vẫn không tránh khỏi kiếp mạng này. Người thì mất người thân, người thì tan nhà tan cửa, người thì nhiễm phóng xạ,... Từ một đất nước xinh đẹp bỗng chốc trở nên tàn lụi, tan hoang. Khung cảnh đó, tôi vẫn nhớ, vẫn không quên. Đến nay, đó vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân nước Nhật. Tôi vừa áy náy vừa ngưỡng mộ cô bé Xadaco Xaxaki. Tuy đã thoát chết từ nhỏ nhưng lại bị nhiễm phóng xạ. Mặc dù vậy, cô bé vẫn tin vào một truyền thuyết rằng gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ hết bệnh tật. Em cố gắng từng ngày để xếp đủ một nghìn con sếu bằng giấy, nhưng khi mới xếp được 644 con sếu thì em qua đời. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần kiên trì vượt qua mọi trở ngại của Xaxaki.

Nay tôi đã 95 tuổi. Một độ tuổi "gần đất xa trời" thì khó có thể làm gì để xoa dịu đi nỗi đau đó. Nhưng con cái của tôi nhất định sẽ đưa tôi sang bên đất nước của các bạn. Lúc đó, tôi sẽ đến đài tưởng niệm cho những nạn nhân xấu số trong hai vụ ném bom đó đầu tiên. Bây giờ, tôi biết dù tôi có làm gì cũng không thể rửa sạch tội lỗi của tôi. Nhưng tôi làm được gì thì tôi nhất định sẽ làm. Tôi thành thật xin lỗi!

Người viết thư

Danish Michael