Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 151
Điểm GP 34
Điểm SP 255

Người theo dõi (146)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

em tham khảo nhé:

Hai hình ảnh "Miệng cười buốt giá/Chân không giày" và "Thương nhau tay năm lấy bàn tay" gần như đã đúc kết trọn vẹn tư tưởng của toàn bộ bài thơ.

Hình ảnh thơ đã lột tả những thiếu thốn " chân không giày" và những gian khổ mà các anh bộ đội phải trải qua khi ở chiến trường trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Đó là những khó khăn chung của tình hình nước ta lúc bấy giờ.Nhà thơ đã nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh nó một cách chân thực chứ không hề né tránh.Nhưng khắc họa những khó khăn, gian khổ ấy không phải để làm nhụt chí, làm nản lòng quân, mà qua đó để làm nổi bật lên tinh thần kiên cường, bất khuất trước khó khăn gian khổ của người lính trong bài thơ nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung.Đối mặt với những khó khăn ấy, sự chịu đựng nó và kiên cường trước nó đã là rất khó, nhưng cái cách mà những người lính trong bài thơ dùng để ứng phó với hoàn cảnh thật đặc biệt. Các anh vẫn mỉm "cười".Sự mỉm cười xua tan đi những khó khăn gian khổ, sự mỉm cười như tiếp thêm tinh thần chiến đấu cho các anh.Đặc biệt hơn, nó phản ánh một truyền thống. một tinh thần của dân tộc đó là "sự lạc quan", luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, dù có ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Sự thiếu thốn ấy, tinh thần lạc quan ấy chính là điểm chung gắn kết những con người lại với nhau.Tinh thần lạc quan tiếp thêm động lực chiến đấu cho họ, để họ vững tin mà chắc tay súng. Còn những khó khăn, gian khổ đã kéo họ đến gần bên nhau hơn.Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay" là một hình ảnh hoán dụ để chỉ sự xích lại gần nhau, trao cho nhau hơi ấm của tình đồng chí, truyền cho nhau sức mạnh trước những khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến.Họ "thương nhau" và sẵn sàng cùng nhau vào sinh ra tử.Thật hiếm có một đội quân nào mà những người lính lại có thể gắn bó, thắm thiết, chứa chan tình nghĩa đến vậy.Và nếu có, thì quả thực đội quân ấy mang trong nó một sức mạnh vô giá.Sự khó khăn, thiếu thốn và gian khổ của cuộc chiến dường như làm tỏa sáng lên tình đồng chí, đồng đội và tinh thần lạc quan chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù.

Đấy là vài ý kiến của cô.Em có thể tham khảo những chỗ khác nữa nhé

Chúc các em thi tốt

Câu trả lời:

Em tham khảo và tự diễn đạt lại nhé

Nhân vật phụ trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" cũng là biểu trưng cho những con người thầm lặng cống hiến cuộc đời mình cho cuộc sống của biết bao người ở dưới miền xuôi, và sự nghiệp chiến đấu của cả dân tộc.

a.Nhân vật xuất hiện trực tiếp:

*Bác lái xe

- Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm.

-Góp phần làm nổi bật nhân vật chính

- 32 năm chạy xe trên tuyến đường hiểm trở, hiểu tường tận Sa Pa

- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên

*Nhân vật ông họa sĩ già:

- Là một người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật; lời nói, cử chỉ, thái độ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

-Ngay phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.

- Là người từng trải, khát khao nghệ thuật

-Nhạy cảm, thâm trầm và sâu sắc.

- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh

Chi tiết này giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.

*Cô kỹ sư trẻ

-Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác

-Hồn nhiên, ý tứ, kín đáo

-Tìm thấy lẽ sống, hướng đi cho mình

-Bó hoa tinh thần, sự háo hức và mơ mộng

-Những thu lượm bổ ích phong phú tươi non về nhận thức, tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định cô đã lựa chọn.

-Sức tỏa sáng của nhân vật chính (anh thanh niên) giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn, bước tiếp con đường mình đã chọn.

b.Nhân vật gián tiếp

*Ông kỹ sư vườn rau:

- ngày này sang ngày khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào để cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào cho củ ngọt hơn, to hơn.

-Anh cán bộ nghiên cứu sét "Mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ"

=> Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên đã mở ra trước mắt người đọc cả một đội những con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cuộc đời mình để xây dựng tổ quốc.Sa Pa lặng lẽ cũng như họ vậy, luôn thầm lặng làm công việc của mình mà không hề sợ khó, sợ khổ, sợ cô đơn.Bởi vì trong họ luôn có một sự sống động của đức hi sinh, của lòng yêu nghề, yêu cuộc sống lao động và những thành quả mà mình làm ra vì nó góp phần xây dựng đất nước.Họ đều được gọi chung chung bằng danh từ chung chứ không ai có tên cả. Họ là những con người giản dị, không tên, không tuổi, hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng.

Qua đó, để như một bài học, một lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ ngày nay về lẽ sống. Sống làm sao cho xứng đáng với thành quả của các thế hệ đi trước đã để lại cho mình, góp phần dựng xây quê hương ngày một giàu đẹp hơn.