Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 151
Điểm GP 34
Điểm SP 255

Người theo dõi (146)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Đối với những dạng bài giải thích như thế này, các em nên làm theo những ý sau:

A. Mở bài: giới thiệu nội dung câu tục ngữ

B. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ

- Thất bại là gì? thất bại là khi ta đã cố công thực hiện một việc nào đó, nhưng kết quả lại không được như mong muốn, đi ngược lại với mục đích hành động.

- Thành công là gì? thành công là khi ta thực hiện một việc nào đó mà kết quả đem lại đúng với mong muốn của ta.

Thất bại là mẹ của thành công nghĩa là gi?

Thất bại là mẹ của thành công để nhấn mạnh vai trò của sự thất bại, sự vấp ngã đối với sự trưởng thành, thành đạt của mỗi con người. Qua đó, khuyên con người ta trước những khó khăn, thử thách, vấp ngã trong cuộc sống thì không nên nản chí, nản lòng mà cần phải đứng dậy sau khi vấp ngã.

2. Chứng minh

- Câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở. Vì thế chúng ta tập trung đi chứng minh cho tính đúng đắn của câu nói

+ Một con người sinh ra ngay từ khi mới chào đời đã gặp phải vô vàn khó khăn thử thách. Một đứa bé sinh ra không phải tự nhiên nó đã biết nói, biết đi, nhận biết sự vật xung quanh mình. Bên cạnh sự chỉ dạy của người lơn là cả sự quyết tâm và kiên cường cố gắng.Em bé nhà mình khi tập cất đầu lên rồi tập lẫy, nó đã phải vất vả rất nhiều. Có những lúc người nó lật sang một bên tưởng chừng sắp lẫy được nhưng rồi chưa đủ sức, nó lại nằm gục xuống. Và tiếp tục phải nằm ngửa nhìn thế giới. Rồi như một phép lạ, sự kiên cườg, bền bỉ, không chịu khuất phục đã giúp em lẫy được. Khi em tập đi, em đã cố đừng và bị ngã rất nhiều lần, nhưng em khôgn hề nản chí, em vẫn quyết tâm đến cùng, ngã lại đứng, ngã lại đứng và rồi em cũng biết đi.Sau mỗi lần ngã xuống, lần sau đứng lên em có thêm kinh nghiệm, em biết vịn vào đồ vật xung quanh và lân từng bước đi chậm chạp, yếu ớt. Đó là một minh chứng cho những thất bại chúng ta đã trải qua trên đường đời.

+Qua câu chuyện tập đi của em bé, chúng ta thấy được, sự thất bại nhiều lần đã mang đến cho em những kinh nghiệm quý báu để có được thành công. Chính vì thế, thất bại là điểm khởi đầu không tồi tệ cho những thành công về sau. Và chúng ta không ai là chưa từng thất bại..

3. Bàn luận:

Nhưng không phải ai thất bại cũng sẽ thành công. Có những thất bại quá lớn và nặng nề đối với con người và nó đã khiến con người ta chịu những tổn thất, mất mát không gì có thể bù đắp được. Đứng trước những thất bại đánh dấu những ngã rẽ của cuộc đời như vậy, chúng ta muốn vượt qua nó đã khó, để thành công sau đó còn khó hơn. Như vậy, nó đòi hỏi con người ta phải có sự kiên cường, bền bỉ, mạnh mẽ. Nó đòi hỏi con người ta phải tự có những nhận thức khác, tự tổng hợp những kinh nghiệm và tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Có một nhà văn đã từng nói "Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ năm lỳ sau khi ngã". Quả thực nếu như ta vấp ngã mà ta lại nản lòng, và yếu đuối hoặc là không có ý chí làm lại, phấn đấu lại thì lúc này, thất bại sẽ không thể là mẹ thành công, mà thất bại sẽ hủy haoị mọi thứ của những con người đó.

Kết bài: Câu nói" Thất bại là mẹ thành công" là một lời động viên mà nguồi xưa muốn gửi gắm đến con cháu đời sau. Đồng thời đó cũng là một bài học về tinh thần lạc quan trước những vấp ngã, ý chí kiên cường, mạnh mẽ, bền bỉ trước những khó khăn, thử thách, trước những dông tố cuộc đời.

Chúc em học tốt

 

Câu trả lời:

I. Tính liên kết của đoạn văn thể hiện ở việc lặp lại các từ "mưa" và điệp khúc "mưa mùa xuân"

Sự kết nối giữa các hình ảnh : Mưa- mặt đất, mặt đất- cây cỏ, cây cỏ- mưa.

II.

1. Tình huống nghịch lí trong "Bến quê"

- Khi còn trẻ, còn sức khỏe, đã từng đặt chân đến mọi xó xỉnh, nhưng lại chưa từng đến bãi bồi bên kia sông- nơi mà ngồi trên giường cũng có thể nhìn thấy được. Khi về già, mất đi sức khỏe, thấy được vẻ đẹp của bãi bồi, muốn được đặt chân lên nơi ấy một lần nhưng lực bất tòng tâm.

- Thương vợ tảo tần, muốn bù đắp cho vợ nhưng vì bệnh tật nên lại làm vợ khổ và vất vả hơn.

- Gửi gắm ước nguyện cuối cùng của cuộc đời cho đứa con trai, nhưng nó lại cũng giống anh thời trai trẻ, sa vào đám phá cờ thế trên phố và để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, lỡ luôn ước mơ cuối cùng của người bố.

2

Hai câu thơ

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Hình ảnh sấm và hàng cây vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư, thâm trầm.

Mùa xuân với những cơn mùa phùn dịu nhẹ, con người ta vốn quen với sự yên bình của nó. Nhưng khi sang đầu mùa hạ, những trận mưa rào tới, kèm theo những tiếng sấm sét vang cả trời, khiến con người ta giật mình, bất ngờ và thảng thốt. Đến khi cuối hạ, sang thu người ta lại dần quen với những tiếng sấm đến trong những cơn mưa, nên cảm giác bất ngờ dường như cũng mất.

Hình ảnh hàng cây đứng tuổi là một hình ảnh ẩn dụ chỉ những con người đã đi qua những thăng trầm của cuộc đời, trải qua những dông bão, thì tiếng sấm dù có lớn đến đâu cũng không làm họ bị rơi vào bất ngờ, thảng thốt nữa. Con người ta đã được tôi luyện để trở nên mạnh mẽ, kiên cường và luôn chủ động trước mọi tình huống.

3. trong hai câu thơ

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

ở hình ảnh mặt trời "đi qua trên lăng" tác giả nói tới mặt trời của thiên nhiên, của tạo hóa. Mặt trời mang đến ánh sáng để chiếu sáng cho trái đất, mang đến hơi ấm để dưởi ấm trái đất mà mang đến sự sống cho muôn loài.

ở hình ảnh "mặt trời trong lăng" tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ, ví mặt trời với Bác Hồ. Đối với dân tộc Việt Nam, Bác như là mặt trời vậy. Bác đã hi sinh cả cuộc đời mình để tìm đường cứu nước, để tìm ra ánh sáng của chân lí, của sự tự do, chiếu rọi đến toàn thể người dân của Việt Nam và của các dân tộc bị áp bức bởi chế độ đô hộ của thực dân, phát xít. Chính vì thế con người ta mới được tự do, được sống cuộc sống của mình, mới hiểu ra chân lí của lẽ sống và mới có được cuộc sống hạnh phúc của ngày hôm nay.

Đây là ý kiến cá nhân của cô. Em tham khảo nhé.

Câu trả lời:

Em tham khảo nhé

Suy nghĩ của em về phần cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ

Mở bài: Giới thiệu phần cuối truyện & tác phẩm

- Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16/20 truyện của Truyền kì mạn lục- Áng thiên cổ kỳ bút. (áng văn hay của ngàn đời)

- Tác phẩm để lại rất nhiều dư ấm trong lòng bạn đọc đặc biệt là phần cuối của truyện, không chỉ chứa những yếu tố đậm chất truyền kỳ mà còn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thân bài:

- Giới thiệu về chi tiết cuối truyện:

+ Sau khi nghe Phan Lang kể lại sự tình gặp Vũ Nương và trao tín vật là “chiếc thoa vàng”, Trương Sinh vô cùng ăn năn, đã lập đàn giải oan cho Vũ Nương nơi bến sông Hoàng Giang

+ Vũ Nương hiện về trên kiệu hoa ở giữa dòng, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện

+Chỉ kịp trả lời rằng “đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”

- Chi tiết này là một chi tiết đậm chất truyền kỳ (kỳ ảo, hoang đường)

+ Người đã chết rồi, thực chất không thể nào quay trở lại được.Mà thậm chí lại còn là lúc ẩn, lúc hiện, rồi biến mất...

+ Chi tiết ấy là vô cùng bất thực tế. Tuy nhiên như thế nó mới đúng chất của truyện truyền kỳ.

- Qua chi tiết không thực tế ấy, tác giả lại muốn gửi gắm những ý nghĩa hết sức nhân thế, hết sức cần thiết cho cuộc sống thực tại.

+ Trương Sinh đã đổ oan cho Vũ Nương, khiến nàng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cái chết, nhưng nay lại lập đàn giải oan cho nàng. Quả thực Vũ Nương đã trở về được, đàn giải oan của Trương Sinh đã có tác dụng. Tuy nhiên, Vũ Nương trở về nhưng không thể ở lại được nữa. Điều này để lại sự day dứt vô cùng cho Trương Sinh. Cũng là một sự trừng phạt cho thói đa nghi, cho sự thiếu tôn trọng và đối xử một cách bất công, tệ bạc với người vợ đã hết lòng vì mình. Trương Sinh sẽ phải sống day dứt, và cô đơn cho đến cuối đời, không bao giờ anh ta tìm lại được vợ cũng như hạnh phúc gia đình nữa. Đó cũng là lời nhắn gửi, lời nhắc nhở và cảnh tỉnh cho những con người mang tính cách giống Trương Sinh.

+ Qua sự trở về của Vũ Nương, tác giả cũng phần nào tô đậm thêm những phẩm chất đáng quý của nàng: Nàng mặc dù đã bị oan khuất, bị đẩy đến bước đường cùng, mất đi tất cả mọi thứ và phải tìm đến cái chết. Nhưng ở thế giới bên kia, nàng luôn nhớ về gia đình, quê hương, muốn trở về để gặp lại cố nhân cũng là để lấy lại sự trong sạch cho danh dự, trinh tiết. Điều này thể hiện một tâm hồn, một nhân cách trong sạch và luôn giữ gìn sự trong sạch ấy.Cũng thể hiện lòng vị tha, độ lượng của Vũ Nương, vì nàng còn “cảm tạ tình” của Trương Sinh nữa.Đối với một người đã làm cho mình mất đi tât cả mà nàng còn cảm tạ ân tình, đó là một sự khoan dung hiếm có.

. Nàng lại cũng là người trọng tình, trọng nghĩa, vì đã thề sống chết cũng không bỏ cho nên nàng không ở lại nhân gian mà trở về bên Linh Phi.

- Qua chi tiết cuối truyện, tác giả còn thể hiện ước ao của nhân dân ta về lẽ công bằng ở đời. Đến cuối cùng, Vũ Nương cũng đã được giải oan, đã lấy lại được sự trong sạch của mình.

- Qua chi tiêt này, tác giả cũng lên án chế độ phong kiến nam quyền, chế độ mà ở đó người phụ nữ không có được quyền bảo vệ danh dự và phẩm tiết của mình, khiến họ không thể quay về và cũng không muốn trở về với cuộc sống nhân thế nữa. Sự công bằng mà họ có được chỉ có thể đánh đổi bằng chính sự sống của họ mà thôi, một xã hội công bằng cũng chỉ có thể tìm thấy được ở một thế giới khác mà thôi.

KL: Qua chi tiêt cuối truyện đã bộc lộ lối viết truyện tài tình, một tâm hồn thấm đậm tinh thần nhân văn của Nguyễn Dữ.Không phải chỉ đến ngày nay người ta mới đòi quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ, mà ngay từ TK XVI, Nguyễn Dữ đã khao khát một xã hội công bằng, đem lại quyền sống, quyền bình đẳng và hạnh phúc cho người phụ nữ.

Chúc em học tốt

Câu trả lời:

Em tham khảo nhé

Người nông dân mặc áo lính- Đồng chí

Đề tài người lính trong thời chiến đã trở thành nguồn thi liệu cho biết bao nhà thơ thời chống Pháp. Một trong số đó không thể không nhắc tới người lính trong bài thơ “Đồng chí” (1948) của Chính Hữu.Hình ảnh người lính trong bài thơ hiện lên như một bức tượng đài về những người nông dân mặc áo lính.

- Những người lính trong bài thơ, dẫu họ đến từ những vùng đất khác nhau nhưng họ lại mang chung một cảnh ngộ đó là đều xuất thân từ những vùng quê nghèo làm nông nghiệp:

Quê hương anh, nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.

Dường như cái khó khăn mà thiên nhiên mang đến cho cuộc sống trước kia của họ đã làm cho họ xích lại gần nhau hơn, cảm thấy thấu hiểu nhau hơn bởi họ chung nhau những cảnh đời lam lũ. Hai câu thơ giới thiệu rất giản đơn nhưng lại thấm đẫm tình cảm, biến thành những lời tâm tình của những người con xa nhà làm nhiệm vụ mang theo cả những nỗi nhớ nơi hậu phương.Gian nhà là không gian của cá nhân thì “mặc kệ gió lung lay”. Nhưng cái không gian chung “ Giếng nước, gốc đa”- biểu tượng của làng quê Việt, nơi ghi dấu những sinh hoạt của cộng đồng thì vẫn luôn đi theo họ trong suốt chặng đường chiến đấu.

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”

Họ ra đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đem đến bình yên cho xóm làng thân thương của họ. Nhưng trong lòng họ vẫn không quên trách nhiệm với công việc mà hằng ngày trước đây họ vẫn làm. Chính vì thế họ “Gửi lại bạn thân cày”, vì không có hậu phương vững chắc thì tiền tuyến cũng không thể an tâm mà chiến đấu được.

Cuộc sống nơi thôn quê của họ là những sự thiếu thốn, ở nơi đó có tình gia đình, tình làng xóm.Cuộc sống trong hiện tại cũng là những sự thiếu thốn, nhưng ở đây không có tình thân gia đình, cũng không có tình làng xóm. Những người mà họ gặp và sống cùng là những người đến từ những nơi cách xa nhau, nhưng giữa họ lại có một tình cảm ngời sáng và thiêng liêng vô cùng, không kém gì những tình cảm mà họ đã có khi ở quê nhà- nơi chôn nhau cắt rốn.Đó chính là tình “ ĐỒNG CHÍ”. Tất cả đã được tác giả khắc họa một cách chân thực:

Anh với tôi biết từng cơn ơn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những người “đồng chí” tất cả những người trong số họ hầu như đều đã từng phải trải qua những cơn “ớn lạnh” “ sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”. Đó là căn bệnh sốt rét rừng, nó có sức mạnh hủy diệt vô cùng ghê gớm, điều này đã được nhà thơ Quang Dũng nói đến trong bài thơ Tây Tiến- “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc”, cơn sốt rét đáng sợ đến nỗi nó đã phá hủy đi cả hình hài vốn rất đẹp đẽ của họ. Thêm vào đó là sự thiếu thốn về quân tư trang “áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Tác giả đã không né tránh mà nhìn thẳng vào sự thật tiềm lực của ta lúc bấy giờ, đó là những sự thiếu thốn vô cùng. Dẫu là thiên nhiên rừng núi ẩm ướt và mang đến nhiều bệnh tật, dẫu là quân tư trang còn nhiều thiếu thốn. Nhưng khi tác giả khắc sâu cái sự thiếu thốn gian khổ về vật chất ấy cũng là lúc tác giả làm ngời sáng lên vẻ đẹp về tinh cảu người lính. Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt và gian khổ ấy, họ vẫn nhìn nhau, dựa vào nhau để rồi “miệng cười”, để rồi họ lại càng “thương nhau” và họ sẽ “tay nắm lấy bàn tay” cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc chiến.

Bài thơ không chỉ ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người lính, mà cong làm ngời sáng lên tình cảm mà họ dành cho nhau- tình Đồng chí.

Tình đồng chí là tình cảm chỉ có được khi họ cùng nhau vào sinh ra tử, kề vai sát cánh bên nhau.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Từ việc cùng chung một hoàn cảnh xuất thân, đến việc cùng chung một hoàn cảnh chiến đấu, cùng phải trải qua những thiếu thốn, những khó khăn gian khổ đã kéo những con người ở những miền đất xa lạ xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là hình ảnh “đêm rét chung chăn”- đã diễn tả hết sức rõ nét tình cảm mà những người lính dành cho nhau. Hình ảnh sẻ cùng nhau chiếc chăn trong mùa đông giá lạnh đã được Tố Hữu diễn tả trong bài Việt Bắc “Bát cơm sẻ nửa- chăn sui đắp cùng”. Việc cùng chia sẻ tấm chăn không chỉ thể hiện sự sẻ chia giữa những người lính mà nó còn thể hiện sự gần gũi, sát cạnh bên nhau truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí để tiếp cho nhau thêm sức mạnh chiến đấu.Và từ đó giữa họ không còn bất cứ một khoảng cách, một rào cản nào nữa. Giữa họ dường như là sự hòa hợp đến độ thấu hiểu lẫn nhau như những người tri âm, tri kỉ, thực sự họ đã “thành đôi tri kỉ”.

Hai tiếng “Đồng chí!” được nhà thơ trang trọng tách ra thành một câu, đó là tiếng gọi ân tình mà những người lính dành cho nhau hay là cách nhà thơ bộc lộ thái độ của mình về thứ tình cảm gần gũi mà thiêng liêng, chân thành giản dị mà vô cùng cao quý mà những người nông dân mặc áo lính dành cho những người cùng vào sinh ra tử. Từ cuộc chiến mà họ trở thành đồng chí, và cũng nhờ có tình đồng chí mà giúp họ vượt qua những khó khăn gian khổ của cuộc chiến, mang lại sức mạnh vô giá cho quân ta đó là tinh thần đoàn kết, tương trợ- vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh.

Vì họ là “Đồng chí” cho nên họ luôn bên nhau mọi lúc mọi nơi.Hình ảnh kết thúc của bài thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về chân dung những người đồng chí. Giữa cảnh “rừng hoang, sương muối” vô cùng khắc nghiệt, có hai người lính “đứng cạnh bên nhau” làm nhiệm vụ. Vì họ ở bên nhau nên họ luôn bình tĩnh, tự tin và chủ động “chờ giặc tới”. Vì họ đã tự truyền cho nhau sức mạnh nên đầu súng của họ không phải là hòn tên, mũi đạn mà là “trăng treo”. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh hết sức lãng mạn, thể hiện niềm lạc quan giữa những khốc liệt của cuộc chiến. Mang lại chất thi vị cho hình ảnh người lính.

Người lính trong bài thơ “Đồng chí” vừa mang những phẩm chất chung của những người lính thời chống Pháp lại mang những phẩm chất rất riêng của những người nông dân mặc áo lính. Họ lạc quan, vô tư, nhưng lại rất chân thành, tình cảm.Tình đồng chí mà họ dành cho nhau mãi mãi trở thành biểu tượng tuyệt vời không thể nào quên của một “thời hoa đỏ”.

Chúc em học tốt

Câu trả lời:

Em tham khảo nhé

Tinh thần yêu nước được thể hiện trong 3 văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" "Đức tính giản dị của Bác Hồ" và "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" là vô cùng rõ nét.

- Ở văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", tác giả đã thể hiện tình yêu nước qua

+Niềm tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta". Tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm đã giúp dân tộc ta đứng vững trước muôn vàn khó khăn thử thách.Tinh thần yêu nước lại giúp ta đánh bại được mọi thế lực thù địch và những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới.

+Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc thời đại "Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..." ta đều đã đánh bại những đế chế hùng mạnh.

+ Trong thời điểm thực tại mà tác giả đang sống và chiến đấu, tác giả nêu cao tình thần yêu nước thì đó cũng là cách dùng ngòi bút để chiến đấu, giúp phát huy tinh thần yêu nước trong mỗi người dân để tạo nên sức mạnh tập thể quật cường và thực tế đã hiệu triệu được biết bao trái tim yêu nước, làm nên chiến thắng vang dội, mang lại nền độc lập tự chủ cho nước Việt Nam.

- Qua bài "Đức tình giản dị của Bác Hồ" tinh thần yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về con người của đất nước, yêu kính đối với vị lãnh tụ của đất nước. Đề cao tấm gương của Người cũng là một biểu hiện của lòng yêu nước vì nó sẽ giúp cho mỗi người dân tự ý thức, tự suy ngẫm lại bản thân mình để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là học tập theo lối sống thanh cao giản dị của Người. Vì mỗi người dân tiết kiệm là sẽ tiết kiệm được cho cả đất nước rất nhiều tài sản.

Bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" tinh thần yêu nước thể hiện qua niềm tự hào với ngôn ngữ của dân tộc- một thứ ngôn ngữ giàu và đẹp. Ngôn ngữ là một tài sản vô cùng qúy giá của mỗi quốc gia dân tộc. Trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ đã phát triển và hội nhập, thì chúng ta lại càng phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thêm yêu và tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. Có như vậy mới giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.

chúc em học tốt