Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lào Cai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 53
Số lượng câu trả lời 80
Điểm GP 1
Điểm SP 44

Người theo dõi (26)

Đinh Tiến Dũng
Taehyung Kim
ken mun
Nguyen hieu trung

Đang theo dõi (11)


Câu trả lời:

Vua Lê Thánh Tông cải tổ cơ chế Nhà nước, đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang, đào kênh, khơi ngòi, mở mang đường sá, chợ búa làm cho muôn dân được phát triển an lành.

Những nỗ lực xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban như: Chiếu khuyến nông,...

Vua Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý về an ninh - quốc phòng, bảo vệ bờ cõi giang sơn; lực lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước kia, quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ lại có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính do Lê Thánh Tông ban hành .

Trước những mối nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, không chỉ cảnh giác đề phòng mà một số lần Lê Thánh Tông chủ động cho quân Bắc phạt không để răn đe, làm nhụt tham vọng của giặc và đề cao sức mạnh của Đại Việt.

Bên cạnh đó, Lê Thánh Tông luôn kiên quyết ngăn chặn những hành động xâm phạm biên giới của quân Minh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ máy Nhà nước Trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đã đến mức hoàn bị. Thế lực của đại quý tộc bị hạn chế, thay vào đó là sự tham chính của tầng lớp sĩ phu nho giáo được tuyển lựa bằng con đường thi cử. Bộ Luật Hồng Đức một trong những thành tựu đáng tự hào nhất trong sự nghiệp, cả thời đại ông.

Sự ra đời của Bộ Luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam thế kỷ XV. Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc.

Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn; ông còn xây kho chứa sách.

Trong 38 năm làm vua, đất nước đã có 501 người đỗ trạng nguyên, tiến sĩ... Ông khởi xướng lập nhà bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng bia để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để các thế hệ, các triều đình sau này tiếp tục bổ sung các tấm bia vinh danh mới.

Ông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi đã bị tiêu hủy thất lạc sau vụ án "Lệ Chi viên"; truy phong Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu và bổ dụng người con trai còn sót lại của Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ làm Đồng Tri Châu và cấp cho 100 mẫu ruộng làm nơi thờ cúng. Lê Thánh Tông đã cho tạc bia về Nguyễn Trãi: "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ lớn. Không chỉ làm thơ, mà vua còn sáng lập ra Hội Tao đàn Nhị thập bát tú gồm 28 học giả giỏi nhất Đại Việt thời bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông có rất nhiều điều vĩ đại mà ông đã làm được. Sau này, Sử gia Ngô Sĩ Liên hết mực khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược". Ông là người đóng vai trò quan trọng đưa đất nước đi vào ổn định, kỷ cương bằng việc kết hợp hài hòa lễ trị và pháp trị. Ông có tầm nhìn chiến lược khi một mặt giữ vững cương thổ phía Bắc, mặt khác mở mang lãnh thổ xuống phía Nam, nâng cao vị thế Đại Việt.

Có thể nói, ông là một trong những nhà vua dưới các triều đại phong kiến nước Việt xưa luôn quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, cũng như biển đảo rất sâu sắc, rất đáng trân trọng, tự hào. Hơn thế nữa, vua Lê Thánh Tông còn là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn.