HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Giống dâu tằm tam bội (3n) có nhiều đặc tính quý như lá dày, năng suất cao đuợc tạo ra từ phép lai giữa
A. Cây 4n với cây 2n
B. Cây 3n với cây 2n.
C. Cây 3n với cây 4n
D. Cây 4n với cây 4n.
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai (♂AaBbDd × ♀AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên?
A. 24
B. 72
C. 48
D. 36
Đột biến giao tử là đột biến phát sinh:
A. Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng
B. Trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục
C. Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô
D. Ở trong phôi.
Ổ sinh thái của một loài là
A. Một "khu vực sinh thái" mà ở đó có nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép các loài tồn tại và phát triển lâu dài
B. Một "không gian sống" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong khoảng thuận lợi cho phép loài đó phát triển tốt nhất
C. Một "không gian hoạt động" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đảm bảo cho sinh vật có thể kiếm ăn và giao phối với nhau
D. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài
Xét 2 cặp NST thường trong tế bào. Trên mỗi cặp NST chứa 2 cặp gen có kí hiệu như sau: AB/ab; DE/de, giả thiết không có hiện tượng đột biến. Tần số trao đổi chéo giữa gen A và a là 20%. Còn tần số trao đổi chéo giữa gen D và d là 30%. Nếu có ba tế bào sinh tinh chứa 2 cặp NST trên tham gia giảm phân thì số loại giao tử tối đa có thể tạo được là bao nhiêu?
A. 16
B. 12
C. 8
D. 10
Cho các hoạt động của con người sau đây:
I. Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
II. Bảo tồn đa dạng sinh học.
III. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
IV. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. II và III.
B. I và II.
C. I và III.
D. III và IV.