Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 32
Số lượng câu trả lời 16
Điểm GP 2
Điểm SP 6

Người theo dõi (3)

trần anh tú
Hue Lương

Đang theo dõi (4)


Câu trả lời:

oạn bài: Đập đá ở Côn Lôn Hướng dẫn soạn bài

Bố cục (đề - thực – luận – kết)

- Hai câu đề : Chí làm trai, khẩu khí mạnh mẽ.

- Hai câu thực : Khí phách, sức mạnh phi thường người chiến sĩ.

- Hai câu luận : Chí khí bền vững.

- Hai câu kết : Chí khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan.

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Công việc đập đá của người Côn Đảo :

- Không gian, điều kiện : núi cao hùng vĩ, rộng lớn, nắng gió, việc nặng, ăn uống kham khổ, bị đánh đập.

- Tính chất công việc : bóc lột, khổ sai, đó là nhà tù trần gian.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Bốn câu đầu có hai lớp nghĩa :

+ Cảnh đập đá nặng nhọc hành hạ người tù.

+ Người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan chướng ngại vật để tiếp bước chặng đường cách mạng (lớp nghĩa tưởng tượng).

- Giá trị nghệ thuật : giọng điệu khoa trương pha chút tự hào, nhịp thơ mạnh.

- Khẩu khí : ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng oai phong, lẫm liệt.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Phân tích bốn câu thơ cuối :

- Ý nghĩa bốn câu thơ : dũng khí hiên ngang và tinh thần tự tin, lạc quan.

- Cách thức biểu hiện :

+ Phép đối : “tháng ngày bao quả” - “mưa nắng càng bền” ; “thân sành sỏi” – “dạ sắt son”.

+ Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách chiến sĩ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đọc bài thơ.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX :

- Tình yêu nước mãnh liệt, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.

- Khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước thử thách.

- Coi thường gian khổ, hiểm nguy.

Câu trả lời:

Soạn bài: Hai cây phong

Tóm tắt:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”.

 

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

Câu 1 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hai mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi” và “chúng tôi” đan xen lồng vào nhau:

- “Tôi” là người kể chuyện, là một họa sĩ đứng ở hiện tại để kể hai cây phong.

- “Chúng tôi” là người kể nhân danh cho “cả bọn con trai” ngày trước, người kể cũng là một trong những đứa trẻ đó.

* Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì “tôi” có mặt ở cả hai mạch kể, đồng thời xuất hiện ở cả phần đầu và phần cuối văn bản. Toàn bộ bức tranh thiên nhiên được vẽ qua bằng sự ngắm nhìn cả tâm hồn, cảm nhận của “tôi”.

 

Câu 2 : (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Điều thu hút người kể cùng bọn trẻ:

+ Kỉ niệm bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim. Chân đất, bám vào các mắt mấu…chấn động cả vương quốc loài chim. Ngồi dưới cành cây suy nghĩ…lắng nghe tiếng gió.

+ Hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

- Ngòi bút đậm chất hội họa:

+ Đường nét phóng khoáng: đất, dải thảo nguyên, dòng sông, đám mây, đồng cỏ.

+ Màu sắc vừa chứa đầy sức sống vừa huyền ảo, thơ mộng: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh.

Câu 3 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 

- Trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc vì hai cây phong đã gắn bó với “tôi” từ thuở thơ ấu, gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí đặc biệt, đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng hiện ra hệt như những ngọn hải đăng.

- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động như hai con người bởi nhân vật “tôi” đã hóa thân vào hai cây phong để hiểu được linh hồn của nó chứ không phải chỉ là sự quan sát của người nghệ sĩ bình thường.

Câu 4 : (trang 101 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Em có thể tự chọn một đoạn theo yêu thích để học thuộc lòng. Có thể chọn:

- Phía trên làng tôi … hai cây phong thân thuộc ấy.

- Trong làng tôi không thiếu … bốc cháy rừng rực.

- Vài năm học cuối cùng … bao la và ánh sáng.

- Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong … Trường Đuy-sen.