Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 29
Số lượng câu trả lời 15964
Điểm GP 4028
Điểm SP 25135

Người theo dõi (4578)

Đang theo dõi (21)


Câu trả lời:

Đi từ NT đến ND Các phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao: Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây. Phân tích tác dụng: Mây trắng như bông: Câu mở đầu miêu tả cảnh những đám mây trắng, xốp trôi nhẹ nhàng trên bầu trời. Bông trắng như mây: Cảnh mặt đất: Những "núi" bông nối tiếp nhau như những đám mây bồng bềnh trắng xốp. 2 câu ca dao sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất đến bầu trời. Cả không gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết, tuy nhiên 2 phép so sánh tập trung nhấn mạnh 1 vụ mùa bông bội thu. Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật và tràn đầy sức sống, đó chính là vẻ đẹp của người lao động. Đội bông như đội mây: Hình ảnh con người lao động đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động không những không phải là gánh nặng của con người, không đè bẹp con người mà trái lại, như nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong không gian tràn ngập màu trắng đó.

Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trân trọng đối với người lao động.

Câu trả lời:

a. Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân

- Thúy Kiều gọi tên từng kỉ vật khi trao cho Thúy Vân

+ chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều

Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông

+ bức tờ mây:

++ tờ giấy trang trí hình mây có ghi lời thề nguyền của mình

++ thư từ giữa hai nghĩa

->Trong văn cảnh này nên hiểu theo nghĩa thứ nhất hai người đã “tiên thề cũng thảo một chương”

+ phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa: Thúy Kiều và Kim Trọng đã có chung những kỉ niệm bên nhau.

Bây giờ là lúc Thúy Kiều trao lại hết cho Vân

->Trao kỉ vật cũng đồng nghĩa là trao duyên.

- Khi trao kỉ vật, ở Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:

+ Lí trí: trao hết kỉ vật, không giữ lại gì hết -> trao duyên cho em.

->Mong muốn “dù em nên vợ nên chồng” với Kim Trọng

-> Mong muốn em sẽ có cuộc sống hạnh phúc và êm ấm bên Kim Trọng:“Đốt lò hương ấy so tơ phím này”

+ Tình cảm:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng

++ Trao duyên và giữ “duyên này thì giữ”, em tự mình giữ hết lấy duyên ấy nhưng dặn dò “vật này của chung”. “Của chung” là của cả Kiều – Kim và Vân. Kiều muốn đồng sở hữu

->Từ quá khứ đến hiện tại, nó là sở hữu của Kim – Kiều

->Hiện tại đến tương lai nó là sở hữu của Kim – Vân.

++ Mong muốn em có cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên Kim Trọng nhưng “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Mong muốn cả Kim Trọng và Thúy Vân đều không quên mình:

++ Thúy Vân: tình chị em

++ Kim Trọng: tình yêu với mình.

- Dặn “Mất người còn chút của tin” -> người không còn nhưng còn để lại kỉ vật

->Mong muốn mọi người không bao giờ quên mình.

=> Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây phút trao duyên này nàng rất đau đớn, mất mát, hụt hẫng.

=> Đau đớn giằng xé trong tâm can Thúy Kiều

b. Dặn dò chuyện mai sau

- Mai sau, mỗi khi đốt hương đánh đàn, linh hồn của Thúy Kiều sẽ trở về. Mong Thúy Vân hãy rưới giọt nước làm phép để giải oan cho chị.

-> Một lần nữa Thúy Kiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm

-Lí trí: mong muốn Kim Trọng và Thúy Vân có cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Đó cũng là những giây phút hạnh phúc mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã trải qua, đã từng có những giây phút hạnh phúc bên nhau. Trong đêm thề nguyền, Kim Trọng đã “lò đào thêm hương”, “Tiên thề cùng thảo một chương/ Tóc mây một món dao vàng chia đôi” -> Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe.

->Những giây phút hạnh phúc ấy sẽ tiếp tục, vẫn là cảnh tượng ấy nhưng người thì khác.

Câu trả lời:

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích Trao duyên

+ Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

+ Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.

+ Đoạn trích Trao duyên (từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều) là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân.

- Khái quát nội dung 14 câu thơ giữa (từ câu 13 đến câu 26): Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật và dặn dò em (độc thoại).

b) Thân bài

* Hoàn cảnh trao duyên:

- Sau khi thu xếp xong việc bán mình để cứu cha và em, đêm trước khi Kiều phải theo Mã Giám Sinh ra đi, Kiều bồi hồi thương cho chàng Kim, tìm cách trả nợ tình cho chàng. "Đèn thắp sáng đêm nước mắt đầm đìa/ dầu chong trắng đĩa, lệ tràng thấm khăn" nhân lúc Thúy Vân thức dậy hỏi han bấy giờ Kiều mới nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

* Luận điểm 1: Tâm trạng Kiều khi trao duyên, trao kỉ vật cho em (6 câu đầu)

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"

- Kỉ vật tình yêu: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. -> Những kỉ vật thiêng liêng, quan trọng đối với Thúy Kiều và Kim Trọng.

- “Duyên này thì giữ”: Trao kỉ vật nhưng không thể quên được kỉ niệm -> Tình yêu sâu đậm, nồng nàn Kim - Kiều.

- “Của chung”: từng là của riêng Kim và Kiều, nay là của chung Kim, Kiều, Vân -> Sự đau đớn, tiếc nuối.

- “Ngày xưa”: Mọi kỉ niệm chỉ còn là quá khứ -> Luyến tiếc.

=> Lí trí mâu thuẫn với tình cảm, sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều.

* Luận điểm 2: Lời dặn dò của Kiều với em (8 câu sau)

"Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin giọt nước cho người thác oan"

- Kiều tưởng tượng viễn cảnh hội ngộ bằng thế giới tâm linh, cõi âm đầy ma mị.

- "mai này, dù có" -> Kiều tưởng tượng về cảnh ngộ của mình trong tương lai.

- "Hồn" : Nói đến cái chết.

- "Bồ liễu" : Chỉ người phụ nữ yếu đuối.

- "Trúc mai" : Chỉ tình yêu lứa đôi.

- "Dạ đài" : Âm phủ.

- "Thác oan" : Cái chết oan khuất.

-> Dự cảm về cái chết đầy oan khuất, linh hồn không thể siêu thoát của Kiều.

- Kiều dặn dò Thúy Vân:

+ Thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

+ Nhớ đến tình máu mủ chị em.

+ Chết đi vẫn nặng lời thề: Tình yêu thủy chung, mãnh liệt, bất tử.

-> Ý thức về sự bất hạnh của bản thân, tự khóc thương cho mình.

=> Tình cảm lí trí xen lẫn, sự giằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng đến tột cùng của Kiều.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật khắc họa, miêu tả nội tâm nhân vật

- Ngôn ngữ độc thoại sinh động

- Sử dụng ngôn từ điêu luyện

- Sự kết hợp giữa ngôn ngữ dân gian và bác học vô cùng đặc sắc.

c) Kết bài

- Khái quát lại nội dung 14 câu giữa bài Trao duyên.

- Nêu cảm nhận của em.

Câu trả lời:

Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay. Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Vậy ta hiểu tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tình yêu thương được thể hiện ở tấm lòng biết sẻ chia, gắn bó giữa người với người: giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn. Bản thân là học sinh chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, hãy dắt tay một em nhỏ, một cụ già qua đường, động viên các bạn khi gặp những khó khăn, dành phần tiền ăn sáng của mình tạo quỹ thập đỏ trong nhà trường, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi… Mỗi khi làm việc đó ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và thấy tâm hồn mình cao đẹp hơn được mọi người tin yêu và kính trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỷ, hẹp hòi, đó là những con người cả đời chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác, đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ, hẹp hòi đi ngược với đạo lý ” thương người như thể thương thân” họ đáng bị xã hội lên án. Và chúng ta đừng bao giờ như họ, hãy yêu thương chân thành không vụ lợi, thậm chí ngay cả bản thân phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, nghèo khổ cũng cần phải yêu thương người khác. Như vậy, tình yêu thương là một tình cảm cao đẹp, là đạo lý làm người mang lại hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. Vì thế chúng ta - tuổi trẻ hôm nay hãy mở rộng cánh cửa trái tim mang ngọn lửa yêu thương đến với mọi người để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Câu trả lời:

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và đặc điểm thơ của Người

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều tối

2. Thân bài

a, Hai câu đầu:

– Hình ảnh cánh chim: hình ảnh ước lệ quen thuộc của thơ cổ, báo hiệu trời sắp tối

– Hình ảnh chòm mây: hình ảnh thơ cổ điển, gợi nên sự mênh mông của thiên nhiên, cảnh vật.

+ “Cô vân”: gợi nên hình ảnh chòm mây lẻ loi, cô độc giữa vũ trụ bao la.

+ Từ láy “mạn mạn”: chậm chậm, trôi nổi, lững lờ.

=> Hai câu thơ với bút pháp chấm phá và sử dụng hình ảnh thơ cổ điển đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà. Qua đó hiện lên nhân vật trữ tình yêu thiên nhiên, lạc quan vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt và khát vọng tự do

b. Hai câu còn lại:

– Hình ảnh cô em xóm núi trong tư thế lao động: gợi nên tư thế khỏe khoắn, phá vỡ sự tĩnh lặng của cảnh vật buổi chiều tà

– Điệp ngữ “ma bao túc” tạo hiệu quả diễn tả sự chuyển động theo vòng quay không dứt của chiếc cối xay, cô gái lao động rất chăm chỉ.

– Chữ “hồng” được xem là “nhãn tự”, “con mắt thơ” thắp trong bài thơ một sức sống mãnh liệt, tràn đầy niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

=> Sự vận động của cảnh vật từ bóng tối đến ánh sáng.

3. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: bài thơ Chiều tối với việc sử dụng hình ảnh thơ cổ điển, từ ngữ cô đọng, hàm súc cùng các biện pháp tu từ đã thể hiện một cách rõ nét tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với những con người lao động và tinh thần lạc quan yêu đời vượt lên mọi hoàn cảnh của thi sĩ.

– Qua đó cũng thể hiện phong cách thơ của Người – sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại.

Câu trả lời:

3)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du (tên tuổi, vị trí trong nền văn học), tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 12 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Thân bài

1. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

+ “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.

+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: “Lạy, thưa”

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.

+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.

2. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

a. Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình.

- Thành ngữ “đứt gánh tương tư”: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.

- Chữ “mặc”: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân.

b. Kiểu kể về mối tình với chàng Kim

- Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời.

c. Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết

- Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân’: Tuổi trẻ

=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước

- “Tình máu mủ”: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống

=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều

=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời

⇒ Lí lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lí khiến Vân không thể không nhận lời

⇒ Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm, cảm xúc.

3. Nghệ thuật

- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình

- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của 12 câu thơ đầu

- Bày tỏ suy nghĩ của mình: Đây là những câu thơ hay, xúc động nhưng cũng đầy lí trí.


Câu trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu đối tượng miêu tả

Ta vẫn luôn yêu tha thiết quê hươg mình, nơi chôn rau cắt rốn đong đầy kỉ niệm. Yêu quê hương, mỗi khi xa quê thì hình ảnh quê hương lại in đậm trong tâm trí mỗi người. Đó là cảnh sắc quê hương vào mùa hè đẹp đẽ và thi vị.

2. Thân bài

a, Cảnh sắc thiên nhiên, vạn vật mùa hè

Nàng tiên mùa xuân qua đi, tiết trời mùa xuân se se lạnh với những cơn mưa phùn cũng dần tan biến. Những tia nắng vàng như rót mật dần len lỏi khắp nơi nơi. Không gian như tươi sáng hẳn lên, thời tiết nóng lên trông thấy.

Sau mùa xuân đâm chồi nảy lộc, cây cối giờ đây đã xanh tốt hơn nhiều.

Hai hàng dừa ven đường đã cho ra những chùm quả nhỏ xíu, bụ bẫm và nặng trĩu như những chú lợn con, từng quả dừa treo lủng lẳng trên cây

Cây phượng vĩ xanh tốt, nở hoa đỏ rực cả một khoảng trời, như một ngọn lửa khổng lồ rừng rực đốt cháy giữa không trung bao la.

Đầm sen, cây bàng, cây nhãn rung rinh đùa vui dưới nắng. Vạn vật như được tiếp thêm sinh khí.

Mùa hè cũng là mùa làng quê bước vào vụ gặt. Từng cánh đồng lúa tươi tốt, chín vàng, tỏa hương ngào ngạt và kéo dài đến tận chân trời.

b, Cảnh cuộc sống sinh hoạt của con người

Mùa hè, những bác nông dân nô nức đi làm đồng từ rất sớm. Vừa đi, vừa gặt, họ vừa cất lên những câu hát vang tận trời xanh.

Buổi chiều, dưới gốc đa gốc gạo, các ông già bà cả lại ngồi thưởng thức chén trà quê, ngồi trò chuyện đầy vui vẻ.

Lũ trẻ nhỏ vào ngày hè thật nhiều trò vui vẻ và nhộn nhịp. Buổi sáng, chúng cùng nhau dắt trâu ra đồng, vừa chăn trâu, vừa thả diều. Cánh diều bay lên cao cao mãi mang theo khát vọng tuổi thơ. Buổi chiều, lũ trẻ đồng quê lại rủ nhau đi tắm sông, nô đùa và ngây thơ khiến ai ngắm nhìn khung cảnh ấy cũng muốn trở về thuở ấu thơ.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ