Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 36
Số lượng câu trả lời 7125
Điểm GP 1889
Điểm SP 16829

Người theo dõi (3520)

Jackson Williams
Nguyen Nguyện
Demo:))
Trần Thị Vui

Đang theo dõi (4)

Hung nguyen
Linh Phương
Admin
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

Khuynh hướng sử thi là một khuynh hướng sáng tác văn học nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân, có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân tộc. Đó có thể là các vấn đề về độc lập dân tộc, tự do của con người, những tình cảm mang tính cộng đồng như tình cảm mang tính cộng đồng như tình yêu nước, tình đoàn kết, tình yêu đồng bào... Khuynh hướng sử thi cũng thường thể hiện trong những nhân vật mang tâmg vóc thời đại, có khả năng đại diện cho tinh thần và sức mạnh của thời đại trong một thời kì nhất định.

Khuynh hướng sử thi ở giai đoạn này đề cập tới những vấn đề lịch sử, trọng đại của dân tộc, mang ý nghĩa toàn dân, những vấn đề sống còn của cả cộng đồng, dân tộc. Xuất hiện rất nhiều các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh với đau thương, mất mát, gian khổ và thắng lợi cao cả. ( Minh chứng đó là cuộc đấu tranh của người dân Tây Nguyên của làng Xô Man nhưng cũng chính là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc trong " Rừng Xà Nu" - Nguyễn Thành Trung. Lịch sử của họ là lịch sử của mộ thời cùng nhau xây dựng làng bản, lịch sử  của 1 thời " đất nước đứng lên". Là cuộc đấu tranh của người dân Nam Bộ, của mảnh đất Tâm Ngãi trong " Người mẹ cầm súng" - Nguyễn Thi, giải phóng nó khỏi bàn tay thống trị của bọn địa chủ, phong kiến, khỏi tiếng bom đạn và tiếng máy bay địch ngày đem gào rú. )

Trong công cuộc xây dựng CNXH, văn học còn thể hiện bước chuyển mình vĩ đại của toàn dân tộc, những cuộc vận động tham gia xây dựng vùng kinh tế mới làm giàu cho đất nước.

Khuynh hướng sử thi cũng được thể hiện ở việc văn học thường xuyên đề cập đến những tình cảm lớn mang tính chất truyền thống, nổi bật của con người Việt Nam như lòng yêu nước, tình ảm nhân đạo và nhân văn.

Không chỉ có thế, trong các tác phẩm thời kì này người ta còn bắt gặp niềm tự hào của tác giả về phẩm chất và sức mạnh của con người Việt Nam. “Rừng xà nu” là sự lắng nghe và ghi lại nhịp sống hào hùng của người dân Tây Nguyên; khám phá và chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất anh hùng trong những con người mộc mạc mà cao cả. Xây dựng tác phẩm Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca tự hào về một cá nhân cụ thể và còn là sức mạnh của cả một tập thể anh hùng. Đó cũng là niềm tự hào về một đất nước tươi đẹp, trong đau thương nhưng vẫn vượt lên tất cả, chói loà chiến thắng:                                    Nước Việt Nam từ máu lửa                                    Rũ bùn đứng dậy sáng loà                                                                         (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)Theo sự phát triển của lịch sử xã hội và lịch sử văn học, thể loại sử thi không còn nhưng chất sử thi vẫn tồn tại và được dấy lên mạnh mẽ mỗi khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, tạo thành khuynh hướng sử thi. Khuynh hướng sử thi là xu hướng thiên về những tình cảm, cảm xúc ngợi ca, tự hào khi viết về những vấn đề lớn lao, quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.Vì thế, những tác phẩm văn học mang khuynh hướng sử thi là những tác phẩm tập trung vào các đề tài chủ đề có ý nghĩa toàn dân tộc, phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ.Hình tượng nghệ thuật mang tính sử thi, tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Giọng điệu, ngôn ngữ đậm chất sử thi. Đó là giọng điệu trang trọng, ngợi ca hào sảng, đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.Chất sử thi không phải đến giai đoạn này mới xuất hiện mà nó đã từng xuất hiện trong những giai đoạn văn học trước đó. Nhưng, chỉ đến giai đoạn này, chất sử thi mới phát triển mạnh mẽ, trở thành một khuynh hướng nổi bật trong văn học, tác động mạnh mẽ đến tình cảm và hành động của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Câu trả lời:

Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ 1945 - 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 

Cảm hứng lãng mạn đã được nâng đỡ con người Việt  Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no, hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn trong nhiều thể loại văn học khác.

Cảm hứng lãng mạn là nói đến niềm tin vào thực tại và tương lại, mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng " hướng về cuộc sống chưa đến nhưng nhất định sẽ đến hoặc có thể đến". Giai đoạn 1945 - 1975 đó là biểu hiện của cái nhìn về thực tại từ đó khẳng định được phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Thi vị hóa hiện thực cuộc sống và chiến đấu. Hiện thực ucộc sống xây dựng CNXH còn nhiều khó khăn. Song, bằng cảm hứng lãng mạn thì tác giả đã thổi vào cuộc sống  niềm vui, niềm tin yêu khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. ( Minh chứng là " Đoàn Thuyền Đánh Cá" - Huy Cận)

- Cảm hứng lãng mạn đã thi vị hóa hiện thực chiến tranh, giúp cho con người quên đi những đau thương mất mát, hướng tới 1 cuộc sống chiến đấu tươi đẹp hơn. Do họ là những người trực tiếp đối diện với bom rơi, đạn nổ và từ đó họ thấu hiểu những đau thương. Song họ đã giấu nó đi để yên lòng người ra trận, họ sẵn sàng đứng lên để hi sinh quên mình . ( Minh chứng " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " - Phạm Tiến Duật ).

Câu trả lời:

GỢI Ý CHUNG:

A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề.

- Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu trong lớp các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, sau 1975 vẫn sáng tác bền bỉ và thành công. Nhận định nêu rõ những vấn đề cuộc sống, cả những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, thoáng qua.

- Bài thơ “ Ánh Trăng” ra đời năm 1979, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thời gian 3 năm sống trong hòa bình đủ để người ta quen với cuộc sống tiện nghi, hiện đại, không phải là ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của thời đã qua. Sự vô tình dễ có có ấy ở người khác có thể chỉ là chuyện thoáng qua nhưng ở Nguyễn Duy nó lắng sâu và dường như dừng lại. Nguyễn Duy sáng tác “ Ánh Trăng” để thể hiện cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, nghĩa tình, những suy nghĩ sâu lắng về lẽ sống thủy chung.

B. Phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bài thơ mang dáng dấp của 1 câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian hồi nhỏ, hồi chiến tranh, hồi về thành phố, thình lình đèn điện tắt, vội bật tung cửa sổ,…Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng bộc lộ cùng dòng tự sự này. Giọng thơ là giọng tâm tình khi tự nhiên, mộc mạc, lúc thiết tha, thấm thía.

- Theo dòng thời gian, theo mạch kể, hình ảnh vầng trăng hiện lên cùng với những kỉ niệm, tâm tư tình cảm của nhà thơ.

+ Suối tuổi thơ và những năm tháng chiến tranh, vầng trăng là một hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, trong sáng, là người bạn tri kỉ. ( Phân tích không gian bao la, khoáng đạt giữa thiên nhiên “ trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ” để làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng của vầng trăng và tình cảm gắn bó sâu nặng ngỡ không bao giờ phai nhạt của nhà thơ.

+ Sau chiến tranh, trong cuộc sống tiện nghi ở thành phố, vầng trăng đã bị lãng quên, trở thành xa lạ. ( Phân tích sự thay đổi có tính chất tất yếu của hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi của tình cảm con người. Tác giả dùng lối kể tự nhiên, ngắn gọn “ Từ hối về thành phố,quen,….” Và chọn chi tiết cụ thể mà giàu sức khái quát. Chỉ 1 chi tiết đèn điện cửa gương đủ để giới thiệu không gian thành phố - không gian của cuộc sống tiện nghi, hiện đại – không gian đầy ánh sáng. TRong không gian ấy, dễ thấy không mấy ai cần và chú ý tới sự có mặt của trăng. Vầng trăng bị lãng quên, trở thành người dưng qua đường. Cần đặt 2 từ “ tri kỉ” và “ người dưng” trong thế đối ánh để thấy rõ sự thay đổi này.

- Tình huống bất ngờ khiến nhà thơ có dịp đối mặt với vầng trăng, với quá khứ để có phút giây giật mình, rút ra bài học về nhận thức và lẽ sống.

+ Tính chất bất thường của sự việc ( đèn điện tắt) và sự xuất hiện tự nhiên mà bất ngờ của vầng trăng ( chú ý các từ thình lình, đột ngột ).

+ Những cảm xúc thiết tha, sâu nặng và bao kỉ niệm được khơi dậy truwocs sự xuất hiện của vầng trăng ( chú ý: không gian phố phường hiện đại, tư thế đối diện trong lặng im, trạng thái rưng rưng xúc động và dòng hồi tưởng tiếp nối mênh mang được gợi lên qua điệp khúc : như là đồng là bể, như là sông là rừng…)

+ Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng của bài thơ:

Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh, kể chi người vô tình, ánh trăng im phăng phắc…vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.

Trăng tượng trương cho quá khứ đẹp dễ, vẹn nguyên, không đổi thay, ánh trăng gợi sự độ lượng, sự nghiêm khắc…Và cái giật mình thức tỉnh ở cuối bài thơ tạo thành 1 kết thúc mở, gợi nhiều lien tưởng suy ngẫm. Giật mình vì trót vô tình, giật mình để nhớ quá khứ tình nghĩa, để nhắc nhở về lối sống thủy chung.

C. Đánh giá chung:

– Khái quát ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống.

- Từ câu chuyện tưởng như nhỏ nhặt, thoáng qua Nguyễn Duy đã đặt ta vấn đề mang chiều sâu tư tưởng và triết lí: Thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, lối sống ân nghĩa, thủy chung ( với đất nước, nhân dân và với chính mình ).

Nguồn : Linh Phương. Chúc bạn học tốt!

- Vấn đề có tính đạo lí, tính giáo dục nhưng lại được thể hiện 1 cách thấm thía, có sức truyền cảm,sức thuyết phục nhờ giọng điệu tâm tình tự nhiên, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 2 yếu tố tự sự, trữ tình và nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu cảm.

Câu trả lời:

Y Phương là người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Bài thơ " Nói với con " mượn lời tâm tình của người cha. Ông gửi về cuội nguồn sinh dưỡng con người, có sức sống mạnh mẽ, bền bì của quê hương được lồng trong tình cảm gia đình.

Trong suốt bao đời nay, tình yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng phát huy truyền thống cao đẹp tổ tiên. Là đạo lí của nhân dân Việt Nam. Y Phương đã bày tỏ lời tâm sự thiết tha trìu mến của người cha với con mình trong mạch cảm xúc từ cái riêng tới cái chung, từ bình dị, gần gũi mâng lên thành lẽ sống. Ngay từ khổ thơ mở đầu tác giả muốn con cái cần phải biết gia đình, quê hương là cuội nguồn sinh dưỡng để con trưởng thành.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cái nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ về ngày cười

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Bằng hình ảnh độc đáo theo lối tư duy của người dân tộc miền núi nghĩ sao nói vậy rất chân thật. Gợi về kỉ niệm đầu đời của mỗi con người thuở con bi bô, tập đi, tập nói. Những bước đi chập chững đầu tiên có sự đón chờ của cha mẹ bằng vòng tay yêu thương, tiếng cười của con mang đến cho không chỉ gia đình mình tràn ngập niềm vui mà còn là hạnh phúc. Gia đình là cái nôi em, tổ ấm để con sống khôn lớn, trưởng thành trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ. Dẫu có phải khó khăn, vất cả nhưng 1 bước chân của con chạm tiếng nói, tiếng cười thì cha mẹ cũng sẵn sàng vượt qua tất cả, dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, bầu sữa tinh thần thứ hai nuôi con khôn lớn chính là quê hương là cuộc sống lao động và thiên nhiên nghĩa tình thơ mộng. Tiếng thơ thiết tha yêu lắm con ơi khắc vào lòng con người hình ảnh người đồng mình là những người ở bản làng. Quê hương mình đây cũng là khẩu ngữ của dân tộc Tày. Người làng quê ta rất cần cù giản dị, chịu thương chịu khó mà lại sáng tạo. tài hoa. Họ tự dan vách dựng nhà làm ra những đồ dùng đan lờ đánh bắt cá nhưng tinh thần của người đồng mình rất lạc quan vui vẻ, vừa lao đồng vừa ca hát. Dẫu cuộc sống tự cung tự cấp, nghèo nàn, lạc hậu. Song, với bản tính người đồng mình xây dựng quê hương được thừa hưởng thành quả lao động của người đồng mình. Kể cả những sự vật tưởng như vô tri, vô rác là con đường và thiên nhiên rất thơ mông " rừng xanh hoa chuối đỏ tươi " nuôi dưỡng tâm hồn con phong phú. Còn những con đường treo leo trên những sườn đồi, vách núi. Núi bản làng mình với bản mường anh em khác nối cả với miền xuôi, với đảng và Bác Hồ. Khi con được đi trên con đường ấy, kiến thức của con rộng mở. Vậy là con đường trở thành nghĩa tình một tấm lòng nhân hậu tròn đầy. Cho nên , nhìn con khôn lớn từng ngày cha mẹ rất tự hào, mừng vui khôn xiết nhớ về ngày cưới của mình " Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ". Con cũng là cái đính để cha mẹ hướng tới...

- Nguồn: Tự Viết

- Bài viết vẫn còn thiếu ở đoạn kết. Cậu tự viết nốt nhé :)) Gợi ý một chút đoạn cuối.

Khái quát lại nội dung của toàn bài, lời thơ giọng điệu của Y Phương ==> Liên hệ ( vậy là xong nhé )

Chúc bạn học tốt!