HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
A
D
Câu 1.
Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống.
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.- Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:- Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.- Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
Câu 8.
- Sự nóng chảy + Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng.+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định .Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. + Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau+ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.- Sự đông đặc+Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. + Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.+ Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau+ Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.-Sự bay hơi + Sự bay hơi là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.+ Khi nhiệt độ tăng thì sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. - Sự ngưng tụ+ Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.+ Khi nhiệt độ giảm thì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn. - Sự sôi+ Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng.+ Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.+ Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 7 .
Chất tồn tại ở 3 thể cơ bản: rắn, lỏng, khí (hơi)
Mỗi chất đều có những đặc điểm khác nhau về thể, màu sắc, mùi, vị… và những tính chất khác :
- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới:
+ Thể (rắn, lỏng, khí)
+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác
+ Tính nóng chảy, sôi của một chất
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới
+ Chất bị phân hủy
+ Chất bị đốt cháy
Câu 6 .
Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ chất. Vậy tất cả những gì thấy được (kể cả cơ thể người) là vật thể.
Một số vật thể và chất tạo nên vật thể đó là:
+ Vật thể: bàn \(\rightarrow\) chất tạo nên bàn là: gỗ
+ Vật thể: quạt \(\rightarrow\) chất tạo nên quạt là: nhựa, nhôm, sắt..
+ Vật thể: cốc \(\rightarrow\) chất tạo nên cốc là: gốm, sứ, thủy tinh..
Câu 4.
- Đo chiều dài : thước nhựa, thước dây...
- Đo khối lương : cân, cân tạ ...
- Đo thời gian : đồng hồ, điện thoại...
- Đo thể tích chất lỏng : chai, lọ, bình có vạch chia độ
- Đo nhiệt độ : nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân...
GHĐ: là độ dài lớn nhất ghi trên thước
ĐCNN: là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 3.
- Vật sống có các dấu hiệu sống:
+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường để tích lũy và chuyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể, đồng thời thải chất thải ra môi trường.
+ Sinh trưởng, phát triển: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.
+ Vận động: Sinh vật di chuyển (động vật), trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường… để sinh trưởng và phát triển.
+ Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại tác động của môi trường.
+ Sinh sản: Sinh vật sinh sản để duy trì nòi giống.
- Vật không sống không có các dấu hiệu sống.
Câu 2.
Lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên :
- Vật lí học : nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- Hóa học : nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
- Sinh học hay sinh vật học : nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường.
- Khoa học Trái Đất : nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
- Thiên văn học : nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Khoa học tự nhiên (KHTN) là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.Vai trò của khoa học tự nhiên:Khoa học tự nhiên có vai trò góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.