Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 33
Điểm GP 6
Điểm SP 14

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. Đối với nhà ống, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

1. Người dân không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.

2. Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan; Xem xét lại hệ thống điện trong nhà, thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, các thiết bị bảo vệ như công tắc, cầu chì, aptomat. Kiểm tra các thiết bị tiêu thụ điện không để gần chất liệu dễ cháy như màn, rèm…

3. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện; bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

4. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas.

5. Khi đun nấu phải có người trông coi; trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết; không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng.

6. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

7. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên; mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

8. Tuyệt đối không sử dụng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín vào những đợt rét đậm, rét hại.

9. Khi không may xảy ra cháy, nổ, người dân cần thực hiện các kỹ năng cơ bản dưới đây:

Không hoảng sợ, cần bình tĩnh suy xét. La to hoặc ấn chuông báo cháy để thông báo cho mọi người biết là có cháy xảy ra.
Ngắt điện, hoặc báo cho chi nhánh điện lực để cắt điện tại khu vực xảy ra cháy, nổ.

Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh thì nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy, nước, cát, chăn nhúng nước để dập tắt đám cháy.

Trong trường hợp không xử lý được đám cháy phải nhanh chóng thoát ra, bằng cách dùng khăn, vải, chăn màn thấm nước bịt kín mắt, mũi, miệng và bò sát mặt đất để thoát ra ngoài. Đóng cửa phòng bị cháy lại để ngăn khói và nguồn nhiệt thoát ra ngoài hạn chế không cho gió thổi vào tạo nguồn oxi gay cháy lan, cháy lớn. Gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp qua số điện thoại 114.

Hướng dẫn một số biện pháp phòng cháy trong hộ gia đình

II. Khuyến cáo an toàn PCCC sử dụng điện trong gia đình

1. Dây dẫn điện trong nhà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp với dòng điện của các thiết bị sử dụng.

2. Phải lắp cầu chì hoặc áp tô mát cho hệ thống điện chung tòa nhà, từng tầng, từng nhánh, từng thiết bị tiêu thụ công suất lớn và trước các ổ cắm điện. Dây chảy của cầu trì phải dùng dây chì đúng cường độ bảo vệ.

3. Không lắp đặt dây dẫn điện, bảng điện trên các vật dễ cháy như: Gỗ, giấy, mái lá, xốp cách nhiệt... để tránh dây điện chạm chập gây cháy. Các điểm nối phải đúng kỹ thuật, chắc, gọn, quấn băng keo cách điện.

4. Không dùng bàn là, bếp điện, thiết bị gia nhiệt bằng điện trở mà không có người trông coi.

5. Cấm dùng những vật dễ cháy làm chóa đèn.

6. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị bệnh tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

7. Dây dẫn bọc cách điện khi xuyên tường, sàn, trần nhà… phải đặt trong ống cách điện. Nếu tường, vách ngăn, sàn, trần nhà.. bằng vật liệu dễ cháy thì ống phải bằng vật liệu không cháy (sành, sứ..) hoặc được ngăn bởi lớp vật liệu không cháy.

8. Trước khi đi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ phải kiểm tra các thiết bị sử dụng điện, tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết./.

Ngoài ra, ở các hộ gia đình, chủ nhà nên lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy để kịp thời cảnh báo, phát hiện đám cháy và thực hiện các công tác phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất. 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo, sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:

- Cháu hãy vào rừng và đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trong đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống từng ấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không bằng lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”

("Truyện cổ tích" Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản?

A. Tự sự.

B. Nghị luận.

C. Biểu cảm.

D.Miêu tả.

Câu 2: Câu chuyện được kể bằng lời của ai?

A.                Lời của cô bé.

B. Lời của ông già.

C. Lời của người kể chuyện.

D.Lời của người bà.

Câu 3: Câu  nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh của cô bé trong truyện?

   A .Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao?

          B. Nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh.

C. Đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua

          D.Khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa.

Câu 4: Cô bé đã tìm thấy bông hoa cúc trắng ở đâu?

            A.  Trên thảo nguyên xanh.

B. Trên núi cao.

          C. Trên cánh đồng.

D.Trong rừng.

  Câu 5:  Vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ?

A. Vì em muốn bông hoa đẹp hơn.

B. Vì em ngồi một mình buồn.

C. Vì em mong muốn mẹ sống được lâu.

D. Vì lời nói của bà tiên.

Câu 6: Nghĩa của từ “hiếu thảo” được hiểu là gì?

A. yêu thương, hòa nhã với bạn bè

B. Yêu thương, biết ơn thầy cô.

C. Yêu thương, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ.

D. Yêu thương anh chị em.

 Câu 7: Chỉ ra  biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:“Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.”

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

   Câu 8: Theo em vì sao ông già lại cho cô bé tìm thấy bông hoa cúc trắng để mẹ được sống lâu?

A. Vì em bé là  người con vô cùng  hiếu thảo

B. Vì em bé là một người siêng năng

C. Vì em bé nhớ mẹ

D. Vì em còn nhỏ rất cần mẹ ở bên

Câu 9:  Nếu em là cô bé trong câu chuyện trên, em có hành động giống cô bé không? Vì sao?

Câu 10: Hãy rút ra thông điệp  mà em tâm đắc nhất qua câu chuyện trên?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm): Thế giới cổ tích là một thế giới vô cùng hấp dẫn. Mỗi truyện cổ tích đều đem đến cho ta những điều kì diệu. Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích  đã học ngoài chương trình để kể lại truyện đó.