Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 138
Điểm GP 0
Điểm SP 24

Người theo dõi (5)

sans
hanguyenhoangson
Quốc Trung
demonzero

Đang theo dõi (4)

lạc lạc
demonzero
Nguyên Khôi

Câu trả lời:

Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:

- Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông. 

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.

Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:

- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định

- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước

-  Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường

- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường

- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ

- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô

- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu

- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

Câu trả lời:

b

Câu trả lời:

nè bn tham khảo :3

Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.

Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đổi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..

Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông.

Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.

Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…”

Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đau đớn vô cùng.

Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc.

Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước.

Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ. Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước.

Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng.

Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thật thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.