Trong giờ học Lịch sử, cô hạnh nêu một năm của thế kỉ XX đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đất nước ta. Năm đó là số được viết từ các chữ số lẻ khác nhau. Số đó còn chia hết cho 5 và chia cho 9 dư 4.
Trong giờ học Lịch sử, cô hạnh nêu một năm của thế kỉ XX đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đất nước ta. Năm đó là số được viết từ các chữ số lẻ khác nhau. Số đó còn chia hết cho 5 và chia cho 9 dư 4.
a) Thực hiện phép tính 123:3 và nêu quan hệ chia hết của 123 với 3.
b) Tìm tổng S các chữ số của 123 và nêu quan hệ chia hết của S với 3.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) 123 : 3 = 41 => Số 123 chia hết cho 3
b) Tổng các chữ số của số 123: S = 1 + 2 + 3 = 6
⇒ S chia hết cho 3.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Viết một số có hai chữ số sao cho:
a) Số đó chia hết cho 3 và 5;
b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 3, 5.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Một số có hai chữ số chia hết cho 3 và 5 là 15.
b) Một số chia hết cho cả ba số 2, 3, 5 là 60.
Lưu ý:
Ta có thể chọn số khác. Chẳng hạn: a) Số 30; 45; 60;...
b) 30; 90; 120;...
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
a) Thực hiện phép tính 135 : 9 và nêu quan hệ chia hết của 135 với 9
b) Tìm tổng S các chữ số 135 và nêu quan hệ chia hết của S với 9.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) 135 : 9 = 15 => 135 chia hết cho 9.
b) S = 1 + 3 + 5 = 9 => S chia hết cho 9.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Viết một số có hai chữ số sao cho:
a) Số đó chia hết cho 2 và cho 9.
b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 5, 9.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Số có hai chữ số chia hết cho 2 và 9 là: 36
b) Số có hai chữ số chia hết cho cả ba số 2, 5, 9 là: 90
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123, 6 831 và 72 102. Trong các số đó:
a) Số nào chia hết cho 3? Vì sao?
b) Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?
c) Số nào chia hết cho 9? Vì sao?
d) Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Trong các số 2, 3, 5, 9, số nào là ước của n với
a) n = 4 536; b) n = 3 240; n = 9 805?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:
a) \(\overline{3\text{*}7}\) chia hết cho 3;
b) \(\overline{27\text{*}}\) chia hết cho 9.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:
a) \(\overline{13\text{*}}\) chia hết cho 5 và 9;
b) \(\overline{67\text{*}}\) chia hết cho 2 và 3.
Thảo luận (3)Hướng dẫn giải
Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:
a) Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
b) Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
c) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
d) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảia) Lớp có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau:
6B , 6C ,6E
b) Lớp có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau:
6B
c) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau :
Vì tổng số học sinh là : 40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 (hs)
=> Mỗi hàng có : 70 (hs)
c) Không thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau
(Trả lời bởi Minh Nhân)