Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 31)

Hướng dẫn giải

1.Đồng (Copper)

2.Nhôm (Aluminium)

(Trả lời bởi Ng Ngọc)
Thảo luận (2)

Vận dụng 3 (SGK Cánh diều - Trang 31)

Hướng dẫn giải

Đơn chất được tạo ra trong quá trình quan hợp là Oxygen `(O_2)`

(Trả lời bởi 『Kuroba ム Tsuki Ryoo...)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Một số nhiên liệu như xăng, dầu… dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí

=> Cần phải đậy nắp kín để tránh các phân tử tách ra, lan ra ngoài. Hơn nữa, để nhiên liệu xa các nguồn lửa vì nhiên liệu là những chất dễ cháy. Khi ngọn lửa bắt được các phân tử xăng, dầu thì dễ gây cháy nổ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 30)

Hướng dẫn giải

a) Được tạo thành từ 1 nguyên tố Na => Đơn chất

b) Được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O => Không phải đơn chất

c) Được tạo thành từ 1 nguyên tố C => Đơn chất

d) Được tạo thành từ 2 nguyên tố Na và Cl => Không phải đơn chất

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 30)

Hướng dẫn giải

Xét phân tử Fluorine:
- Phân tử Fluorine được cấu tạo từ 2 nguyên tử F (mỗi nguyên tử F là 19 amu).
- Khối lượng phân tử của Fluorine: \(M_{F_2}=19 . 2=38\left(amu\right)\) 

Xét phân tử Methane:
- Phân tử Methane được cấu tạo từ 1 nguyên tử C (12 amu) và 4 nguyên tử H(1 amu).
- Khối lượng phân tử Methane: \(M_{CH_4}=12 . 1+1 . 4=16\left(amu\right)\)

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

Phát biểu đúng là phát biểu (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ:

- Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Phân tử muối ăn được cấu tạo từ 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl => Các nguyên tử khác nhau

- Phân tử iodine được cấu tạo từ 2 nguyên tử iodine. Phân tử oxygen được cấu tạo từ 2 nguyên tử oxygen => Các nguyên tử giống nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm do các phân tử nước hoa hoặc tinh dầu đã tách ra, lan tỏa vào không khí.

b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô do các phân tử nước tách ra, lan tỏa vào không khí.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 28)

Hướng dẫn giải

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Ví dụ: Lấy 1 lượng nhỏ iodine cho vào bình tam giác không màu, đậy kín lại, sau đó đặt vào cốc nước ấm và quan sát. Ta thấy xuất hiện màu tím ở trong bình. Hiện tượng trên là do iodine đã tách ra thành những hạt màu tím vô cùng nhỏ lan tỏa trong bình

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 29)

Hướng dẫn giải

- Theo em ý kiến đúng là: (1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau

- Vì dù là nước đá, nước lỏng và hơi nước đều cấu tạo từ các phân tử nước (2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O). Chúng chỉ khác nhau ở độ bền liên kết giữa các phân tử nước với nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 30)

Hướng dẫn giải

- Xét hình 4.4:

   + Đơn chất hydrogen được tạo nên từ 1 nguyên tố H

   + Đơn chất nito được tạo nên từ 1 nguyên tố N

   + Đơn chất chlorine được tạo nên từ 1 nguyên tố Cl

- Xét hình 4.5: kim loại đồng được tạo nên từ 1 nguyên tố Cu

=> Hình 4.4 và 4.5 có đặc điểm chung là các đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)