Bài 32. Nấm

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 108)

Hướng dẫn giải

 “Cây nấm” mà chúng ta thường thấy chỉ là cơ quan sinh sản của nấm. Thực chất, cơ thể của chúng là hệ sợi khổng lồ len lỏi trong đất. → Vì vậy, nấm được coi là cá thể sinh vật lớn nhất trên Trái Đất.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 108)

Hướng dẫn giải

- Các loại nấm có rất nhiều hình dạng khac nhau. Có loại có kích thước nhỏ như nấm men, có loại lại có kích thước lớn như nấm linh chi…

- Tên một số loại nấm mà em biết: nấm sò, nấm cục, nấm mỡ, nấm hương,…

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của nấm trong tự nhiên:

+ Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác sinh vật (xác động vật, thực vật) thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

+ Một số nấm được dùng làm thuốc như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,…

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

Tên các loại nấm em biết và vai trò:

Vai trò của nấm đối với con người

Tên các loại nấm

Dùng làm thực phẩm

Nấm sò, nấm mỡ, nấm hương…

Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm

Nấm men

Dùng làm dược liệu

Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 109)

Hướng dẫn giải

- Nấm cần có độ ẩm cao để phát triển tốt, càng ẩm nấm càng ra nhanh.

- Nếu nước tưới không đủ hoặc không hợp vệ sinh thì quả thể của nấm sẽ không mọc ra.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người:

- Tránh tiếp xúc với người hoặc vật nuôi nhiễm bệnh.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,…

- Vệ sinh môi trường sống, tạo không gian thoáng mát, khô ráo.

- Vệ sinh giữ gìn cơ thể sạch sẽ, lau khô người sau khi tắm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Khi mua đồ ăn thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Không mặc chung quần áo cũng như không được dùng chung khăn mặt, khăn tắm và không ngủ chung giường với người đang bị bệnh nấm da.

@Nae

(Trả lời bởi Nguyễn Bảo Vy)
Thảo luận (1)

Em có thể 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

Phân biệt nấm ăn và nấm độc:

Nấm ăn

Nấm độc

 

- Thường không có màu sắc sặc sỡ (thường là màu trắng, màu nâu,…)

- Thường có có màu sắc sặc sỡ hơn.

- Thường không có bao gốc nấm và vòng cuống nấm.

- Có bao gốc nấm và có thêm vòng cuống nấm bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm rõ ràng.

- Không có độc tố hoặc rất ít nhưng vô hại.

- Độc tố từ ít đến cao vô cùng, sẽ gây hại.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Em có thể 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 110)

Hướng dẫn giải

-Tùy từng loại thực phẩm mà bảo quản khô thực phẩm (phơi khô, sấy khô thực phẩm).

-Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát.

-Tùy từng loại thực phẩm mà cân nhắc có nên bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá của tủ lạnh.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)