Tức cảnh Pác Bó

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Thơ Hồ Chủ Tịch

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.

 1. Tác giả:  Hồ Chí Minh (1890-1969), quê Nam Đàn – Nghệ An.

 2. Tác phẩm: Viết tháng 2/1941 tại Pác Bó thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng khi người sống và làm việc tại đó.

II Tìm hiểu nội dung văn bản.

  a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.

 Câu1: Dùng phép đối, nhịp 4/3.

 + Đối: thời gian :     sáng –tối.

           Không gian: suối -hang.

           Hoạt động:   ra – vào.

-> Diễn tả hoạt động đề đặn, nhịp nhàng của con người và MQH gắn bó hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.

- Sáng ra bờ suối làm việc.

- Tối vào hang nghỉ ngơi.

-> Nhịp nhàng, nề nếp.

=> Cuộc sống hài hoà, thư thái, làm chủ hoàn cảnh.

Câu 2:

- Thức ăn thường là cháo, ngô và măng rừng

-> lương thực, thực phẩm đầy đủ, dư thừa…đùa vui.

- Bữa ăn đạm bạc, đơn sơ nhưng con người vẫn thư thái, ung dung, lạc quan CM.

Câu 3:

 - Đối ý:

bàn đá chông chênh >< dịch sử Đảng

 ( tạm bợ )                          ( q.trọng )

- Đối thanh:

Chông chênh – dịch sử Đảng.

=> Điều kiện làm việc thiếu thốn, tạm bợ nhưng Người vẫn miệt mài  làm việc CM ( Câu thơ khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ)

b. Cảm nghĩ của Bác.

- Cuộc đời hoạt động CM không giàu có vật chất nhưng lại rất giàu có về tinh thần, lấy lí tưởng CM, con đường cứu nước là lẽ sống. Không hề bị khó khăn gian khố, thiếu thốn khuất phục.

- Bác vui giữa thiên nhiên, thích chốn lâm tuyền nhưng vẫn giữ tinh thần người chiến sĩ. Khác với người xưa thường vui thú lâm tuyền khi bất lực với xã hội.

III Tổng kết.

* Ghi nhớ (sgk).

Khách